Thứ năm 21/11/2024 20:30

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Chương trình lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên với tổng giá trị giải thưởng lên đến 35.000 USD.

Chương trình Tăng tốc khởi nghiệpđổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng mở đơn đăng ký cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên tới ngày 25 tháng 9 năm 2024.

Đây là chương trình tăng tốc khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dành riêng cho lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Chương trình hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư vào các giải pháp đổi mới sáng tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng tại Việt Nam.

Chương trình bao gồm 2 phần được triển khai song song, cụ thể:

Phần một, dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ giai đoạn tiền hạt giống (pre-seed stage) đến giai đoạn hạt giống (seed stage) đã đăng ký tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài với kế hoạch hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần có một sản phẩm thử nghiệm (minimum viable product) tập trung vào các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả cho công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải tại Việt Nam.

Phần hai, được thiết kế riêng cho nhóm các học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 15 đến 25, có ý tưởng về các giải pháp hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải, phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam.

Các đội được chọn sẽ tham gia chương trình huấn luyện và đào tạo trong vòng 9 tuần, với sự dẫn dắt của các chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực khởi nghiệp và năng lượng.

Tổng giá trị giải thưởng của chương trình lên đến 35.000 USD (khoảng 870 triệu đồng) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và 10.000 USD (khoảng 250 triệu đồng) cho nhóm học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, các đội còn có cơ hội tham gia các sự kiện gọi vốn trong nước và quốc tế từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, bao gồm khoản đầu tư lên đến 1 triệu USD từ quỹ Touchstone Partners và các khoản đầu tư tiềm năng từ quỹ đầu tư đối tác.

Thông qua việc thúc đẩy đầu tư, chương trình tăng tốc khởi nghiệp sẽ đóng góp vào mục tiêu chung của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3) do Bộ Công Thương đang triển khai, với mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Việc đẩy mạnh các giải pháp sáng tạo về hiệu quả năng lượng cũng sẽ góp phần vào quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, hướng tới đạt được các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã tham gia.

Chương trình tăng tốc khởi nghiệp nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE) thuộc Chương trình Chuyển dịch năng lượng bền vững Việt Nam – EU (SETP) do Liên minh châu Âu tài trợ cho Bộ Công Thương. Dự án AIS4EE được đồng tài trợ và thực hiện bởi Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) - một tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập dựa trên hiệp ước nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trên phạm vi toàn cầu. Các hoạt động của chương trình tăng tốc khởi nghiệp do quỹ đầu tư Touchstone Partners thực hiện.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Hiệu quả năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025