Thứ ba 24/12/2024 02:07
Phòng, chống tội phạm ma túy

Chặn nguồn cung, hạn chế người nghiện mới

Trao đổi với phóng viên báo chí tại “Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) nhấn mạnh: Chặn nguồn cung, hạn chế người nghiện sẽ là các nhiệm vụ trọng tâm trong phòng, chống tội phạm ma túy thời gian tới.
Đoàn viên, thanh niên hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Chặn nguồn cung từ 3 hướng

PV: Thưa Trung tướng, 6 tháng đầu năm 2017, số lượng hê-rô-in, ma túy tổng hợp thu giữ được từ các vụ án ma túy tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, với 442,01 kg hê-rô-in; 778,5 kg và 347.911 viên ma túy tổng hợp. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu gì đối với công tác phòng, chống ma túy?

Ông Đỗ Kim Tuyến: Kết quả trên cho thấy, nguồn cung ma túy đang tăng nhanh. Để từng bước ngăn chặn nguồn cung, tới đây, chúng tôi xác định sẽ tập trung vào 3 vấn đề:

Một là: Phát hiện, ngăn chặn hoạt động buôn bán, sản xuất ma túy tổng hợp. Đây không chỉ là hiểm họa đối với Việt Nam mà còn là vấn đề khiến các quốc gia xung quanh chúng ta rất lo ngại.

Hai là, ngăn chặn nguồn ma túy từ bên ngoài vào, đặc biệt là nguồn ma túy vào Việt Nam qua 14 tỉnh Tây Bắc. Hiện, có tới 60 - 70% lượng ma túy, nhất là hê-rô-in và ma túy tổng hợp đang vào Việt Nam theo hướng này.

Ba là, phối hợp với công an Trung Quốc triển khai các đợt phòng, chống ma túy cao điểm. Bởi lẽ, Trung Quốc đang là nước sản xuất ma túy tổng hợp số lượng lớn với giá rẻ. Việt Nam lại có tới đường biên giới dài với Trung Quốc nên nguồn ma túy tổng hợp giá rẻ từ Trung Quốc vào Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp.

Giảm cầu - mục tiêu đặc biệt quan trọng

PV: Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 40.000 đến 50.000 tỷ đồng do ma túy. Trong đó, riêng số tiền dùng để mua ma túy là 7.000 tỷ đồng. Chúng ta đã có những cố gắng nào để giảm cầu ma túy? Bài học rút ra là gì, thưa Trung tướng?

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến

Ông Đỗ Kim Tuyến: Vấn đề giảm cầu được Chính phủ Việt Nam đặt ra từ lâu và được xác định là mục tiêu rất quan trọng. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu này bằng nhiều hành động và nhiệm vụ cụ thể nhằm hạn chế số người nghiện ma túy mới, cai nghiện, chữa trị, giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh quyết tâm của người nghiện, theo tôi, sự vào cuộc của chính quyền các cấp ở cộng đồng là rất quan trọng vì sau khi cai nghiện, người nghiện ma túy lại trở về với cộng đồng. Cộng đồng tạo điều kiện, giúp người cai nghiện vượt qua khó khăn, cai nghiện thành công… sẽ là động lực quan trọng để người sau cai vượt qua mặc cảm, hòa nhập cộng đồng.

PV: Tỷ lệ tái nghiện hiện rất cao. Trong khi đó, phác đồ điều trị hiệu quả cho người nghiện ma túy tổng hợp chưa có. Thời gian tới, ngành Công an có giải pháp gì để khắc phục tồn tại này?

Ông Đỗ Kim Tuyến: Không phải riêng Việt Nam mà ngay cả thế giới cũng đang chật vật tìm phương pháp cai nghiện ma túy. Thời gian qua, Chính phủ đang nỗ lực chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ngành xây dựng Ðề án cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, số người đưa vào trung tâm cai nghiện giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là do các biện pháp lập hồ sơ đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện ma túy đang rất vướng mắc, từ quy trình, cơ chế, cách tiếp nhận hồ sơ, đến nhận thức của lực lượng thực hiện (công an, tư pháp, lao động, thương binh và xã hội, tòa án). Với vai trò, chức năng của mình, Bộ Công an đang tập trung xây dựng thông tư hướng dẫn, trao đổi với ngành tư pháp, báo cáo Chính phủ để rà soát, bổ sung, sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính; làm sao để vừa quản lý chặt vừa tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc để các địa phương có thể lập hồ sơ đưa các đối tượng nghiện vào trung tâm cai nghiện.

Thực tế cho thấy, có tới 35 - 40% người phạm tội là người nghiện ma túy. Với con số người nghiện lên tới 216.000 người như hiện nay, đưa được họ vào trung tâm cai nghiện để cai nghiện và chữa trị cũng có thể xem là giải pháp tạm thời để giữ ổn định xã hội ở những nơi phức tạp, hạn chế sự lôi kéo thêm người nghiện.

Phải thừa nhận số người cai nghiện thành công rất khiêm tốn. Nhưng con số đó cũng khẳng định, việc cai được ma túy là có thể, nếu người sau cai được sống trong môi trường không ma túy, trong vòng tay sẻ chia của cộng đồng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Mai Hoàng (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu