Thứ tư 02/04/2025 15:26

Chăm sóc da mùa hanh khô

Thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông thường khô hanh khiến da thiếu nước, nứt nẻ, mất đi độ ẩm, việc chăm sóc da giai đoạn này trong năm là vô cùng cần thiết.

Thu đến đông về, thời tiết khô hanh lạnh, khiến da khô căng nứt nẻ, vừa gây khó chịu lại làm da xấu thêm, tăng mặc cảm tự ti. Chưa hết, da mặt là nơi “phơi nhiễm” trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay gió bụi nên da càng xuống cấp, ảnh hưởng nhiều hơn.

Những gợi ý và mẹo /chu-de/cham-soc-sac-dep.topic dưới đây đã được nhiều phụ nữ áp dụng thành công.

Ánh nắng mặt trời là kẻ thù của tất cả mọi loại da, làm cho da khô, xỉn màu thâm nám

Chống nắng cho da: Ánh nắng mặt trời là kẻ thù của tất cả mọi loại da, làm cho da khô, xỉn màu thâm nám, tàn nhang, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nhóm người có da khô sẽ phù hợp hơn với các loại kem chống nắng có chứa các thành phần dưỡng ẩm như glycerin. Tránh dùng sản phẩm có chứa alcohol (cồn) gây mất nước.

Thực tế, ánh nắng mặt trời trong mùa hanh khô thường không quá gay gắt nhưng nó vẫn có thể làm tình trạng da thêm tồi tệ, xuống sắc. Do vậy, cần chủ động bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Khi da được bảo vệ kỹ càng thì nó sẽ sản sinh ra các nhân tố giữ ẩm tự nhiên và giúp làn da của bạn luôn sáng khỏe, hồng hào.

Uống nhiều nước: Cơ thể chiếm trên 70% là nước nên nước rất quan trọng, vừa giúp thanh lọc cơ thể mà còn cải thiện làn da thêm căng, mịn màng. Đặc biệt, với tiết trời hanh khô như hiện tại thì lượng nước trong cơ thể lại cần nhiều hơn. Nên cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày. Việc uống nước lọc hay nước canh rau xanh, hoặc ép trái cây lấy nước đều có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể của bạn. Tránh nước có ga, nhiều đường, chất bảo quản ... vì chúng gây bất lợi cho da.

Dưỡng ẩm da đầy đủ, đúng cách: Như đã đề cập, da khô là do thiếu dầu và nước nên để việc dưỡng ẩm cho da khô cần đảm bảo đủ 2 tiêu chí này. Cung cấp nước bằng những dưỡng chất như serum dưỡng da, tinh chất có chứa chất cấp nước như Hyaluronic Acid (HA) vì nó chiếm 50% trên da. Chúng giúp liên kết các tế bào nước, vừa giúp da thẩm thấu tốt hơn vừa luôn giữ được lượng nước cần thiết cho da. Vì HA chỉ hoạt động tốt trong môi trường ẩm trên 70% dên cần dùng thêm kem dưỡng ẩm cho da khô tốt nhất.

Tránh rửa mặt bằng nước quá nóng: Phải nói ngay rằng mùa đông dùng nước ấm rất thú vị, dễ chịu. Nước ấm sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, từ đó tạo khoảng trống cho làn da được thở và đàn hồi tốt hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nước quá nóng lại phản tác dụng. Bởi nhiệt độ cao phá hỏng kết cấu của da, từ đó làm da nhanh khô và có thể nổi mẩn ngứa, ửng đỏ.

Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Giống cơ thể cần có năng lượng, da rất cần dưỡng chất. Hãy ăn uống cân bằng, kho ahojc, đủ chất để cải thiện sức khỏe chung, trong đó có làn da. Một số loại vitamin như vitamin A, vitamin B hay vitamin C, đặc biệt là vitamin nhóm B giúp phục hồi khuyết tật khô nẻ trong mùa đông lạnh. Nhóm dưỡng chất này có nhiều trong thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại ngũ cốc dạng hạt, đậu, bơ, chuối...

Tẩy da chết định kỳ: Để giúp làn da luôn mềm mại, tươi tắn nên duy trì chế độ tẩy da chết định kỳ 2 lần/tuần. Cách làm này không chỉ loại bỏ các lớp da, loại tẩy tế bào chết này còn có thể thâm nhập sâu vào bên trong da, hoà tan các bã nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng từ tận gốc., giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện sự lưu thông máu và giữ cho làn da lúc nào cũng trẻ trung, tươi đẹp.

Hà Trần

Tin cùng chuyên mục

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Thời tiết chuyển mùa, lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng sởi để khống chế dịch

Bộ Y tế: 14 đơn vị thay tên, cơ cấu tổ chức

Linh Dược Ngự Y Việt và chiến lược đưa đông dược vươn tầm quốc tế

Cục Quản lý Dược vào cuộc sau khi La Roche-Posay thu hồi ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành tiêm phòng vaccine sởi trong tháng 3/2025

'Anti vaccine' - trào lưu nguy hiểm khiến bệnh sởi bùng phát

Khi KOLs hóa 'lang băm': Ảnh hưởng sức khỏe từ quảng cáo sai sự thật

Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Bị cá biển đâm, một ngư dân phải vào đảo Trường Sa cấp cứu

Linh Dược Ngự Y Việt: Đột phá trong công nghệ sản xuất đông dược