Thứ hai 12/05/2025 18:51

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc sởi là trẻ 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm.

Theo thông báo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô, trong tuần gần đây nhất, từ ngày 14 - 21/3, toàn thành phố ghi nhận 182 trường hợp mắc sởi tại 26 quận, huyện; 88 xã, phường, thị trấn; 1 bệnh nhân tử vong.

Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh sởi trong năm nay tại Hà Nội. Bệnh nhi khởi phát bệnh vào ngày 10/3, phát ban vào 5 hôm sau. Ngày 17/3, trẻ khó thở, được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương sau đó diễn biến nặng phải thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO.

Bệnh nhi tử vong ngày 18/3 với chẩn đoán sốc không hồi phục, suy đa tạng, viêm phổi ARDS - bão cytokine trên nền bệnh sởi.

Trẻ mắc sởi, toàn thân phát ban. Ảnh: Lê Phương

Như vậy, cộng dồn năm 2025 đến nay, thành phố ghi nhận 1.058 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (0/0).

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, cụ thể 117 trường hợp dưới 6 tháng (11,1%); 151 trường hợp 6-8 tháng (14,3%); 113 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 238 trường hợp 1 - 5 tuổi (22,5%), 164 trường hợp 6 - 10 tuổi (15,5%), 275 trường hợp > 10 tuổi (26,0%).

CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đã ghi nhận trường hợp tử vong ở trẻ chưa tiêm vaccine, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Trong tuần tới, các quận, huyện tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch.

Trong đó, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi, thực hiện tổ chức tiêm chủng liên tục tất cả các ngày trong tuần, đạt tiến độ từ 95% trở lên trước ngày 31/3.

Bộ Y tế ghi nhận từ đầu năm đến ngày 20/3, có hơn 42.400 ca nghi sởi tại tất cả địa phương, trong đó hơn 4.000 ca xét nghiệm dương tính với sởi. 5 ca tử vong liên quan sởi tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

Bộ Y tế đánh giá, vaccine là công cụ cần thiết để kiểm soát dịch sởi, song nhiều địa phương vẫn đang "đuổi theo dịch chứ không chủ động phòng chống". Vì vậy, các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Người dân được khuyến cáo chủ động tiêm vaccine, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh khác như đeo khẩu trang, cách ly người bệnh.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: bệnh sởi

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa