Khi KOLs hóa 'lang băm': Ảnh hưởng sức khỏe từ quảng cáo sai sự thật

Nhiều KOLs quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm trên livestream khiến người tiêu dùng bị lừa dối và có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật Lùm xùm kẹo rau Kera: Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục nhận sai, hứa hoàn tiền cho người mua Công ty kẹo rau KERA thừa nhận không trồng nguyên liệu

Quảng cáo sai sự thật và "điệp khúc" xin lỗi sau livestream

Thời gian gần đây, tình trạng quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang trở nên đáng báo động trên mạng xã hội. Nhiều người nổi tiếng, KOLs (người có ảnh hưởng) tham gia quảng bá sản phẩm với những thông tin bị phóng đại, thậm chí sai lệch, khiến người tiêu dùng có nguy cơ bị lừa dối và sử dụng sản phẩm không đúng với công dụng thực tế.

Một trong những vụ việc gây tranh cãi gần đây là sản phẩm kẹo rau củ KERA, được giới thiệu rầm rộ bởi các KOLs nổi tiếng như Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Sản phẩm này được quảng bá là sự kết hợp giữa Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt và hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, với mục tiêu hướng đến những người "kén rau", giúp bổ sung rau một cách tiện lợi. Tuy nhiên, cách thức quảng bá của sản phẩm này đã tạo ra làn sóng tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.

Quang Linh, Thuỳ Tiên, Hằng Du Mục quảng cáo thổi phồng công dụng của kẹo rau.
Thuỳ Tiên, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs trong một quảng cáo thổi phồng công dụng của kẹo rau KERA.

Trong một buổi livestream vào tháng 2/2025, Quang Linh Vlogs giới thiệu KERA với lời giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và "phù hợp cho người không ăn được rau". Phát ngôn này nhanh chóng tạo nên làn sóng tranh luận khi nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng một viên kẹo nhỏ không thể thay thế giá trị dinh dưỡng của một đĩa rau thực tế.

Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, hoa hậu Thùy Tiên đã xóa bài quảng cáo trên trang cá nhân về sản phẩm và công khai xin lỗi.

Sau gần 2 tuần xảy ra vụ việc gây bão trên mạng xã hội, chiều 14/3, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) đã tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về sản phẩm kẹo rau KERA.

Xuất hiện tại buổi họp báo, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã cúi đầu xin lỗi, thừa nhận những sai sót không đáng có dẫn đến những thông tin sai lệch, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Đáng nói, không chỉ liên quan đến kẹo KERA, trước đó, Hằng Du Mục đã phải xin lỗi vì quảng cáo lố về hàm lượng yến trong sản phấm lọ yến chưng. Theo đó, cô nói rằng trong lọ yến 70ml có tới 30g yến, loại hảo hạng A5 chứ không phải yến vụn. Khi nghi ngờ nổ ra, TikToker này đã họp báo xin lỗi vào ngày 26/2 khi nhầm giữa 300mg (0,3g) do ê-kíp thông tin sai.

Dù vậy, sự việc vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của cô và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của KOL khi tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội.

Rủi ro sức khỏe từ quảng cáo sai lệch

Bên cạnh kẹo KERA và yến sào, một vấn đề khác cũng gây lo ngại chính là các quảng cáo về các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Các sản phẩm này được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội với những lời giới thiệu hấp dẫn về khả năng hỗ trợ điều trị, thậm chí cam kết chữa khỏi hoàn toàn. Điều này có thể khiến nhiều người bệnh tin tưởng, dẫn đến "sập bẫy" lừa đảo, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà còn gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe.

Thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội, một sản phẩm mang tên Lưu Nguyên Đường Tâm đã được quảng cáo rầm rộ, với những lời hứa hẹn về khả năng chữa dứt điểm bệnh tiểu đường.

Quảng cáo Lưu Nguyên Đường Tâm trên Facebook chữa khỏi tiểu đường (ảnh chụp từ Facebook Lưu Nguyên Đường Tâm).
Quảng cáo Lưu Nguyên Đường Tâm trên Facebook chữa khỏi tiểu đường. Ảnh chụp từ Facebook Lưu Nguyên Đường Tâm.

Các video quảng cáo về Lưu Nguyên Đường Tâm xuất hiện với những hình ảnh được dàn dựng công phu, giới thiệu về Lương y Lưu Tuấn Nguyên và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả. Những clip này còn khẳng định rằng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng sản phẩm, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ giảm xuống rõ rệt.

Ngoài việc quảng cáo sai sự thật, lừa dối người bệnh, các đối tượng quảng cáo sản phẩm này còn thuê một số diễn viên nghiệp dư đóng vai bệnh nhân ngồi trò chuyện với những người mặc áo blouse trắng rồi tự gọi là "Hội thảo sức khỏe tiểu đường".

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện các bài viết kêu gọi người tiêu dùng sử dụng một loại viên uống phòng đột quỵ của Hàn Quốc với nội dung: "Có đi viện mới thấy quá nhiều người bị đột quỵ, đang khỏe đùng cái cũng bị nên đừng chủ quan. Khuyên thật mọi người uống viên phòng đột quỵ của Hàn này ngay khi còn khỏe, ngừa đột quỵ triệt để, ngủ ngon, minh mẫn… Trời lạnh thế này dễ đi lắm nên phòng cho chắc".

Hiện nay, đột quỵ không chỉ xảy với với người cao tuổi mà tình trạng đột quỵ ở người trẻ cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn. Chính vì thế, nhu cầu tìm mua và sử dụng những loại quốc phòng đột quỵ, tai biến cũng tăng cao.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam cho rằng, việc người dân tự ý mua và sử dụng các loại thuốc được quảng cáo tràn lan trên mạng với công dụng "phòng chống đột quỵ" là hành động tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ không mang lại lợi ích sức khỏe mà còn có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Thậm chí khiến người dùng phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - Thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam

Theo BS Mạnh, nhiều người khi thấy quảng cáo trên các kênh không chính thống đã vội vàng tin tưởng, mua về sử dụng mà không có bất kỳ sự kiểm chứng nào từ cơ quan y tế. Nguy hiểm hơn, một số người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ đột quỵ cao tự ý sử dụng những loại thuốc này mà không thông qua bác sĩ. Trong đó, có một số sản phẩm như An Cung vốn có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau

"Trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có công bố hay nghiên cứu nào về tác dụng phòng chống đột quỵ hay chữa đột quỵ của những loại thuốc này. Chỉ có thuốc điều trị những bệnh có thể biến chứng đột quỵ", ThS.BS Đoàn Dư Mạnh nói và nhấn mạnh điều này đồng nghĩa với việc người dân đang đặt sức khỏe của mình vào một "canh bạc”" không có cơ sở khoa học.

Thực tế, không có loại thuốc nào có thể giúp phòng chống đột quỵ một cách thần kỳ. Theo BS Mạnh, y học chỉ có những loại thuốc điều trị các bệnh nền có nguy cơ biến chứng thành đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… Những thuốc này phải được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân trước khi kê đơn. Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.

Một điểm đáng báo động là nhiều người lại đặt niềm tin vào quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt từ các KOLs, thay vì tham khảo ý kiến bác sĩ.

"Nếu những loại thuốc này thực sự có tác dụng phòng chống đột quỵ, chẳng phải Bộ Y tế đã kiểm định và cấp phép lưu hành chính thống để phục vụ người dân rồi sao? Vậy tại sao phải chờ đến khi một số KOLs 'khai quật' ra công dụng thực sự của nó?", BS Mạnh đặt vấn đề.

Liên quan đến sản phẩm kẹo ra KERA, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã nhanh chóng vào cuộc, phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra cả nội dung quảng cáo lẫn cơ sở sản xuất. Đây là động thái cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng bá đúng quy định.

Theo TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, qua kiểm tra ban đầu, sản phẩm viên kẹo rau đang được phân phối tại TP. Hồ Chí Minh, trong khi cơ sở sản xuất đặt tại Đắk Lắk.

Cục đã yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các vi phạm về nội dung quảng cáo, đồng thời đề nghị Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra quy trình sản xuất.

Cá nhân TS Long đánh giá, nội dung quảng cáo viên kẹo rau là quá đà, có sự khác biệt lớn giữa nội dung quảng cáo và thực tế giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Theo khuyến cáo, trung bình mỗi người mỗi ngày cần ăn khoảng 300g rau xanh và 100g trái cây. Với 1 viên kẹo chất xơ không thể đủ được nhu cầu chất xơ theo khuyến cáo.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, cấp cứu, cứu chữa cho người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, bất kỳ lý do gì...

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nam Định rà soát, xử lý nếu có vi phạm trong vụ "bệnh nhi bị yêu cầu đóng tiền trước khi cấp cứu" tại bệnh viện.
Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Sau 2 ngày diễn ra Đại lễ Vesak ở TP. Hồ Chí Minh, lực lượng y tế đã cấp cứu 278 trường hợp, chủ yếu do say nắng, không ghi nhận sự cố y tế nghiêm trọng.
Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan rượu, bia giảm rõ rệt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương để chăm lo sức khoẻ cho các đại biểu và người dân tham gia đại lễ 30/4 tới đây.
Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Trên chuyến xe An - Tâm - Đẹp, SIAM Thailand tạo nên hành trình làm đẹp toàn diện cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam và Miss International Queen Vietnam.
Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hơn 900 đại biểu tham dự lễ phát động Tháng hành động về an toàn lao động và Tháng công nhân tại thành phố Huế.
Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sẽ sắp xếp lại hệ thống y tế công lập theo 3 cấp, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nhân lực, y tế chuyên sâu để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Sự thật giật mình về nước chanh

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Trào lưu "nước chanh chữa bách bệnh" gây "sốt" mạng xã hội, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo sử dụng chanh sai cách có thể gây hại, nguy hiểm sức khỏe.
Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa được khánh thành, dự án có quy mô 1.000 giường bệnh, đầu tư xây dựng 1.915 tỷ đồng.
Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự các Tiktoker bán mỹ phẩm xách tay, trốn thuế.
Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Bộ Y tế xây dựng khung pháp lý mới để quản lý chặt hoạt động bán thuốc online, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng.
Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Sữa giả lọt vào bệnh viện qua đấu thầu chính thống, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm sai phạm, chấn chỉnh toàn hệ thống.
Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường công tác hậu kiểm và kiểm soát chất lượng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu thông tin thuốc và kinh nghiệm để người dân tránh mua phải thuốc giả.
Mobile VerionPhiên bản di động