Chủ nhật 29/12/2024 09:07

Cây cao su trồng ở miền núi phía Bắc: Mạo hiểm để tìm đất mới cho cây cao su

Nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin của người dân miền núi và bà con dân tộc thiểu số, từ số 01 (ra ngày 03/01/2014), Chuyên đề DTTS&MN (Báo Công Thương) tiếp tục chuyên mục “Thị trường – Giá cả” với sự hợp tác của Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (Dantoc online), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) và các hiệp hội, ngành hàng...

Cây cao su đang khẳng định chỗ đứng ở Điện Biên

 - Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi - Báo Công Thương số 18 ra ngày 2/5/2014 đã có bài: “Cây cao su trồng ở miền núi phía Bắc - chưa thể khẳng định chắc chắn về hiệu quả”. Tuy nhiên, đây là loại cây mà Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và một số địa phương “dũng cảm” đưa lên trồng ở vùng đất mới từ hơn 7 năm nay. Dù chưa cho thu hoạch mủ, nhưng cũng đang mở ra triển vọng về phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc nghèo khó. Để đáp ứng yêu cầu thông tin cho bạn đọc, trong số báo này chúng tôi tiếp tục đề cập đến cây “vàng trắng” ở Tây Bắc.

Không mạo hiểm, không làm được gì

Do quỹ đất trồng cao su truyền thống ở khu vực Nam Bộ không còn, nên việc tìm vùng đất mới để phát triển loại cây công nghiệp này đã được đặt ra ngay trong những năm đầu của thế kỷ 21.  Theo đó, các nhà khoa học và Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã triển khai trồng thí điểm hàng ngàn cây cao su tại một số nơi ở Tây Bắc từ năm 2006. Tới năm 2011, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cây cao su Việt Nam, đồng ý cho nhân rộng cây cao su ra miền Bắc, số lượng cây cao su đã tăng lên khá nhanh. Đến hết năm 2013, tổng diện tích cao su trồng ở miền núi phía Bắc đã tới gần 25.000 héc-ta. Trong đó, phần lớn thuộc các đơn vị của VRG.

Quá trình “Bắc tiến” của cây cao su đã vấp phải không ít gian nan, do điều kiện khí hậu giá rét và gió Lào, gây cho cây cao su chết khoảng 5% diện tích. Tuy nhiên, theo ông Phú, việc trồng cây cao su ở miền Bắc không phải là không có căn cứ. Từ năm 1994 đã có một viện nghiên cứu thử nghiệm trồng 10 héc-ta và hiện diện tích này đã cho thu hoạch. Đầu tư 1 héc-ta cao su ở phía Tây Bắc chi phí khoảng hơn 200 triệu đồng, cao gần gấp đôi miền Đông Nam Bộ, nhưng ông Phú khẳng định vẫn sẽ bảo toàn vốn và có lãi hợp lý.

Trồng được cây cao su sinh trưởng xanh tốt tại vùng đất khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc, quả là kỳ công và thậm chí phải chấp nhận mạo hiểm, có thể thiệt hại do thiên tai. Nói như, ông Nguyễn Khắc Chử – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu: “Làm nông nghiệp thì phải chấp nhận rủi ro, không thể tránh khỏi thiên tai. Có làm tất có lúc thiệt hại, nhưng không làm thì thất bại hoàn toàn”.

Những lợi ích ban đầu

Ông Nguyễn Hồng Phú, khẳng định: Khi diện tích trồng cao su truyền thống đã cạn, phải tìm đất mới để tạo chỗ đứng cho cây cao su, nên VRG xác phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên, mạo hiểm phải có cơ sở khoa học và chịu rủi ro ít nhất. VRG rất tin tưởng, kỳ vọng vào cây cao su ở vùng đất mới.

Thực tế, gần 25.000 héc-ta cao su đã trồng tại khu vực Tây Bắc hiện đều đang sinh trưởng tốt. Giá trị kinh tế còn phải chờ một vài năm nữa khi cây cho thu hoạch, nhưng giá trị về an sinh xã hội thì đã rất rõ. Có dự án trồng cao su, người dân có việc làm. Hàng ngàn nông dân đồng bào dân tộc thiểu số quen tập quán canh tác lạc hậu, du canh du cư ngày nào, nay đã trở thành những công nhân của các công ty cao su, tháng lĩnh 2 - 3 triệu tiền lương. Nơi nào có dự án cao su thì nơi đó hệ thống điện – đường – trường – trạm được hình thành nhanh chóng.

Ông Lò Văn Thoạn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho biết: Cao su và cà phê là 2 cây công nghiệp đang khẳng định chỗ đứng ở Điện Biên. Với cây cao su, tuy là mới, nhưng bà con nông dân ủng hộ, vì trước mắt cho thu nhập ổn định. Hầu hết những nơi triển khai trồng cao su đều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nên đồng bào tham gia góp đất, trở thành lao động cao su khá nhiều, nhất là huyện vùng cao Mường Nhé.

Tại Lai Châu, bà Lò Thị Vương, Phó ban Dân tộc tỉnh này cũng khẳng định: Đất đai của Lai Châu chủ yếu là rừng, đồi núi, nên tỉnh chủ trương đất nào phù hợp với cao su thì vận động người dân trồng cây công nghiệp này. Việc đưa cao su vào trồng ở Lai Châu đã đem lại các lợi ích. Thứ nhất, tạo việc làm cho người dân tại chỗ. Thứ hai, các công ty cao su có cơ chế cho người dân góp đất đóng cổ phần, nhiều đồng bào có được việc làm lâu dài và thu nhập ổn định thường xuyên, chứ không phải chỉ theo thời vụ như trước.

 Còn trao đổi về tác động của cây cao su đến xóa đói giảm nghèo, Phó trưởng ban phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc - ông Trương Xuân Cừ cũng cho biết: Ở những vùng trồng cao su, hiện nay đồng bào bước đầu đã có thu nhập, vì khá nhiều hộ góp đất vào các công ty cao su, có người hợp đồng dài hạn, có người hợp đồng ngắn hạn. Vì thế Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã đề nghị, cây cao su trước mắt triển khai theo kế hoạch ở 3 tỉnh đã phê duyệt và tiếp tục thí điểm ở các tỉnh còn lại.    

Thanh Hà Thúy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu