Thứ ba 24/12/2024 09:25

“Cây cao bóng cả” trong cộng đồng người Khmer

Với hơn 33.000 người, chiếm 2,73% dân số tỉnh Cà Mau, đến bất kỳ cộng đồng người Khmer nào ở tận cùng Tổ quốc cũng dễ dàng gặp được những người Khmer cao tuổi, có tiếng nói, tầm ảnh hưởng tới việc xây dựng phum, sóc giàu đẹp; bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán đặc sắc của người Khmer. Ông Danh Dưỡng và ông Lý Hoàng Chia là những cá nhân như thế!
Chúng tôi ghé tại ấp Ðá Bạc A (xã đảo Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vào ngày trời vừa hửng nắng, đúng lúc đồng bào Khmer thi nhau mang cá bổi ra phơi. Ấp Đá Bạc A hiện có 61 hộ đồng bào Khmer cùng sinh sống. Trong đó, có 21 hộ tham gia làm cá bổi khô. Đáng vui mừng là, cả 21 hộ này đều đã thoát nghèo, nhiều hộ đã trở thành hộ khá giả nhờ nghề làm cá bổi khô.
Ông Danh Dưỡng trò chuyện với phóng viên Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi Báo Công Thương về những nỗ lực vươn lên của đồng bào Khmer nơi tận cùng Tổ quốc

Nói tới sự phát triển của nghề chế biến cá bổi khô ở ấp Đá Bạc A, bà con trong ấp hay nhắc tên ông Thạch Minh Hải và ông Danh Dưỡng. Không chỉ gây dựng cơ sở chế biến, tạo việc làm cho đồng bào trong ấp với thu nhập trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng; ông Thạch Minh Hải và ông Danh Dưỡng còn tạo lập mối liên kết từ thu mua đến chế biến và tìm đầu ra cho cá bổi. Từ đó, giúp cho nghề chế biến cá bổi khô có cơ hội mở rộng thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết tiếng.

Có cơ sở chế biến cá lớn, xây được nhà to đẹp, đầy đủ tiện nghi, con cái đều được học hành tới nơi tới chốn nhưng ông Danh Dưỡng - người có uy tín của ấp Đá Bạc A - lại khá khiêm tốn khi nhắc về bản thân. “Bà con Khmer trong ấp chịu khó làm lụng lắm. Trong ấp không ai giấu nghề cả, cái gì hay thì nói để mọi người cùng nghe, cùng làm. Mình giúp bà con có công việc, bà con khá giả là mình vui lây” - ông Danh Dưỡng chia sẻ. Có lẽ cũng bởi sự trách nhiệm, tinh thần yêu thương đùm bọc và mong mỏi cộng đồng cùng phát triển… nên ông Danh Dưỡng được bà con tín nhiệm bầu làm người có uy tín của ấp. Phát huy vai trò của người có uy tín, những năm qua, ông Dưỡng không chỉ làm gương cho bà con trong phát triển kinh tế mà còn tham mưu cho chính quyền xã thực hiện các chính sách dân tộc kịp thời, hiệu quả, xây dựng ấp Đá Bạc A sạch đẹp, an ninh trật tự luôn được giữ vững…

Cũng tại xã Khánh Bình Tây, chúng tôi còn có cơ hội gặp một người cao tuổi khác người dân tộc Khmer là ông là Lý Hoàng Chia - người có uy tín ở ấp Cơi 5B. Rời quân ngũ trở về quê hương, trăn trở trước thực tế sản xuất, canh tác tự phát, lạc hậu của người dân trong ấp; cựu chiến binh Lý Hoàng Chia quyết tâm thay đổi từ chính bản thân mình. Ngoài canh tác mấy mẫu ruộng, vợ chồng ông Chia còn nuôi heo, gà, vịt, cá tôm và trồng cây ăn trái với cơ cấu mùa vụ hợp lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ trong sản xuất, canh tác. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông Chia thu nhập hàng trăm triệu đồng từ các mô hình sản xuất. Với sự cố gắng không ngừng và tấm lòng với cộng đồng, ông Chia đã trở thành trung tâm của tình đoàn kết, tấm gương sáng, mẫu mực trong chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước không chỉ đối với người Khmer ấp Cơi 5B mà cả bà con quanh vùng. Đặc biệt, ông còn là cầu nối, người hòa giải thành công, có lý có tình nhiều mâu thuẫn, tranh chấp giữa bà con trong ấp.

Chia sẻ về vai trò của những người cao tuổi, có uy tín trong xã, ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, nhìn nhận: Ông Dưỡng, ông Chia không chỉ là những người gương mẫu trong mọi lĩnh vực của đời sống; mà hơn thế, các ông còn rất tích cực, rất ủng hộ các hoạt động của bộ đội biên phòng trong công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cùng với nhiều người cao tuổi trong xã, các ông chính là những “cây cao bóng cả” - để con cháu và cộng đồng người Khmer thêm gắn bó, nỗ lực vươn lên phát huy những giá trị đẹp đẽ của cộng đồng nói chung, của dân tộc Khmer nói riêng.

Tú Phương

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu