Cây cao, bóng cả nơi đại ngàn

Nếu như trong kháng chiến, đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đã anh dũng đứng lên đánh đuổi giặc, kiên trì nuôi giấu bộ đội, góp công lớn vào giải phóng đất nước…, thì trong thời bình, nhiều đồng bào DTTS sẵn sàng đi đầu, vận động và giúp đỡ bà con trong lao động, sản xuất, gìn giữ an ninh trật tự. Ông A Rẻh, A Nhôm, Thao Lợi, A H Dim, A Blong… là những người như thế.

Người dân thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) không ai là không biết ông A Rẻh. A Rẻh là người có uy tín đã nhiều năm, nên hễ có công việc gì chưa rõ, người dân lại tìm đến ông bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nêu ý kiến, thắc mắc. Là người dân tộc Xơ Đăng nên ông A Rẻh hiểu rất rõ tâm lý, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của người dân trong thôn… Chính vì vậy, ông luôn sẵn sàng trao đổi, chia sẻ; đồng thời thuyết phục, động viên nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.

cay cao bong ca noi dai ngan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi và tặng quà lưu niệm người có uy tín

Không chỉ là người có uy tín, ông A Rẻh còn là chức việc trong nhà thờ, nên vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, sau khi các giáo dân đọc kinh xong, ông A Rẻh lại chủ động tuyên truyền, vận động các giáo dân chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương... Nhờ đó, các giáo dân ở Kei Joi luôn đoàn kết, gắn bó, sống tốt đời đẹp đạo, nhiều người còn là những tấm gương sáng làm kinh tế của thôn, xã.

Đặc biệt, hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo..., ông A Rẻh đã tích cực, gương mẫu, vận động nhân dân trong thôn tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, khu vực đất chua phèn, đầu tư trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao... Theo lời ông, nhiều đồng bào DTTS đã áp dụng thành công các mô hình kinh tế trang trại, không những làm giàu cho gia đình mà còn hỗ trợ giống, kỹ thuật, giúp đỡ nhiều hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo.

Giống như ông A Rẻh, ông A Nhôm năm nay tuổi đã cao, nhưng bước chân ông vẫn không mỏi. Hàng ngày, ông vẫn miệt mài đi đến các hộ trong thôn Đăk Tu (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) để tuyên truyền, vận động các gia đình, dòng tộc và cộng đồng thực hiện tốt nếp sống văn hóa khu dân cư; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, do sinh sống trên địa bàn thuộc xã biên giới nên ông A Nhôm luôn có ý thức trách nhiệm phối hợp với Đồn Biên phòng 673, 671 tổ chức vận động bà con tham gia phong trào toàn dân giữ vững chủ quyền, an ninh trật tự ở vùng biên giới. Với sự phối hợp chủ động và chặt chẽ, nhiều vụ việc xảy ra trên biên giới xã Đăk Long như: Xâm hại cột mốc, xâm canh, làm đường vi phạm đường thông tầm nhìn biên giới, vượt biên trái phép khai thác lâm thổ sản, chăn thả trâu bò... đều được nhân dân khu vực biên giới kịp thời phát hiện, thông báo và phối hợp với đồn biên phòng đấu tranh hiệu quả...

Ông A Rẻh, A Nhôm chỉ là 2 trong số gần 5.000 người có uy tín trong đồng bào DTTS được tỉnh Kon Tum bình xét, công nhận trong giai đoạn từ năm 2012 - 2018. Với vai trò của mình, cùng sự tin cậy, tín nhiệm mà cộng đồng dành cho..., đội ngũ những người có uy tín ở Kon Tum đã và đang trở thành cầu nối, là điểm tựa của nhiều thôn làng đồng bào DTTS. Những cái tên như: Thao Lợi, A H Dim, A Blong, A Prưk, A Sứ... luôn được người dân nhắc đến với những tình cảm yêu thương trìu mến. Các ông đã và đang được bà con xem như những cây cao, bóng cả nơi đại ngàn Tây Nguyên

Để người uy tín phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc các huyện, thành phố ở Kon Tum thường xuyên quan tâm, chăm sóc; thực hiện các chính sách hỗ trợ về vật chất và tinh thần, kịp thời ghi nhận, động viên tinh thần người có uy tín trên địa bàn. Nhờ đó, đội ngũ người có uy tín ở Kon Tum đang hoạt động ngày càng hiệu quả, tích cực, góp phần không nhỏ vào sự đổi thay ở các thôn, buôn.

Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm, non sông thu về một mối, nhưng đây đó, vẫn còn những quan điểm, tư tưởng, luận điệu sai trái nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Trong điều kiện như vậy, người có uy tín ở Kon Tum nói riêng và người có uy tín trên cả nước nói chung đang góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ an ninh trật tự; cùng đồng bào các dân tộc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng đất nước hòa bình và phát triển.

Nghĩa Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm