Cấp thiết ban hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển

Ngày 05/12/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững'” chính thức được khai mạc theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.
Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

GDP có thể chỉ tăng 4-4,5% năm 2022

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và là một trong những nước có tăng trưởng dương cao nhất thế giới.

Tạo không gian tài khóa, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn

Năm 2021, Việt Nam đã có nhiều giải pháp đổi mới để thực hiện nhiệm vụ kép, trong đó có cả phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 với biến chủng Delta đã gây thiệt hại rất nặng nề, làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.

Để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại và tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ khác nhau. Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch.

Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết, quyết định các khung khổ về chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2020 - 2025.

Đồng thời, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV vừa qua đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng và triển khai theo thẩm quyền Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế.

Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ 02 chương trình này, phục vụ cho mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 cũng như phục hồi phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét.

Tạo không gian tài khóa, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới năm 2020; kinh tế thế giới suy thoái sâu, giảm; một số quốc gia phục hồi khá nhanh, nhưng không đồng đều và còn nhiều rủi ro; lạm phát dự báo gia tăng 2021-2022 sẽ dịu dần từ 2023; rủi ro, thách từ thức từ dịch Covid-19 còn phức tạp (rủi ro địa chính trị; lạm phát tăng, giá cả tăng; thu hẹp các gói hỗ trợ (tapering) và tăng lãi suất; lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm…).

Về tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội Việt Nam 2020-2021, TS. Cấn Văn Lực nêu, tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 2,91%; quý 3/2021 giảm 6,17%, cả năm 2021 dự báo tăng 2%; Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2020: 2,26% (2019: 1,98%); quý 3/2021: 3,98%; nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Năm 2022, GDP có thể chỉ tăng 4-4,5%; lạm phát tăng: 3,4-3,7% (từ mức 2% năm 2021). Tuy nhiên, Covid-19 cũng tạo cơ hội mới cho một số lĩnh vực phát triển nhanh như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính (chứng khoán, quỹ..); logistics, kinh doanh trực tuyến, kinh doanh thép…” - TS. Cấn Văn Lực nhận định

Các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết

Chia sẻ về tính cấp thiết ban hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển, TS. Cấn Văn Lực nêu 5 rủi ro từ bên ngoài gồm: Chưa biết đến khi nào đại dịch này sẽ kết thúc, nguồn cung vaccine còn khan hiếm và phân bổ vaccine không đồng đều; kinh tế phục hồi không đồng đều, kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa vững chắc; bất ổn, lạm phát gia tăng; các nước bắt đầu thu hẹp nới lỏng tài khóa và tiền tệ, tăng lãi suất; chi phí sản xuất, lưu thông, vận tải - kho bãi, năng lượng tăng; nợ công, thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng; rủi ro tội phạm xã hội, tội phạm công nghệ và tài chính tăng…

Đồng thời, ông Lực cũng chỉ ra 5 thách thức rất lớn trong nước gồm: Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn cung vaccine còn chưa chắc chắn; GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so cùng kỳ, cả năm tăng khoảng 2%; khả năng không đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025; đang có dấu hiệu “lỡ nhịp”, lỡ cơ hội, tụt hậu; người dân và doanh nghiệp rất khó khăn; chi phí sinh hoạt và sản xuất kinh doanh tăng; cải cách thể chế, môi trường đầu tư - kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, giải ngân đầu tư công chậm, trong khi nợ xấu gia tăng.

Theo TS. Cấn Văn Lực, dư địa mở rộng chính sách tài khóa là vẫn còn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ: Thu ngân sách nhà nước năm 2021 nhiều khả năng đạt 100% kế hoạch; thâm hụt ngân sác nhà nước và nợ công được kiểm soát tốt giai đoạn trước; quy mô hỗ trợ tài khóa (gần 3% GDP) còn khá khiêm tốn.

Tạo không gian tài khóa, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phát biểu tại diễn đàn

Các cân đối lớn (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn; các cân đối lớn và cơ cấu lại nợ công thời gian qua tạo không gian chính sách để có thể duy trì mở rộng giai đoạn 2022-2023 (chính sách “tài khóa nghịch chu kỳ”). Dư địa các gói hỗ trợ khác: Giảm tiền điện, cước viễn thông… vẫn còn.

Gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, TS. Cấn Văn Lực bày tỏ, quan điểm và mục tiêu của chính sách phải hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu và thực hiện đa mục tiêu, có sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Bên cạnh đó, các chính sách được ban hành cũng cần bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài; có trọng tâm, trọng điểm; khả năng khả thi và triển khai nhanh.

Phạm vi của chính sách cần đảm bảo và nâng cao năng lực y tế; giảm chi phí, giãn, hoãn nghĩa vụ tài chính, tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp; an sinh xã hội... Thời gian thực hiện của chính sách chủ yếu trong giai đoạn 2022-2023. Đối tượng trọng tâm của chính sách lao động và người sử dụng lao động.

Về chi tiết chính sách tài khóa, TS.Cấn Văn Lực đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT, giảm phí bảo hiểm xã hội, thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế, phí trước bạ ô tô trong nước, có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gói hỗ trợ lãi suất, cùng với đó là ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng chống dịch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên các dự án liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa, trong danh mục đầu tư công và đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư; dự án dở dang, thiếu vốn tạm thời (cả vốn đối ứng dự án nguồn ODA) cần bổ sung.

Để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu: Thứ nhất, do khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ dịch bệnh Covid-19 mà không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính, do vậy, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, để xử lý triệt để thì các giải pháp chuyên môn đối với y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ.

Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; dư địa tài khóa được củng cố trong các năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo. Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể chấp nhận mức bội cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, về dài hạn hơn, khi nền kinh tế đã dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi ngân sách nhà nước để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3-5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.

Thứ ba, các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng không kém phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi.

Thứ tư, đầu tư công tiếp tục là trụ đỡ của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Thứ năm, trong việc triển khai các thực hiện các giải pháp về y tế cũng như kinh tế, cần có sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ quốc tế, giữa các nước, các khu vực với nhau cũng như các tổ chức quốc tế,

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công tỉnh Đồng Tháp, thị sát cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công tỉnh Đồng Tháp, thị sát cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Ngày 11/12, tại Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt, tặng quà cho 80 hộ gia đình chính sách, người có công và thị sát dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israsel

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israsel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Lê Quang Minh

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Lê Quang Minh

Chiều 11/12, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Tại buổi làm việc với Bộ Công an sáng 11/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh cần tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh.
Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, có tính toàn diện, bao trùm

Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, có tính toàn diện, bao trùm

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng vừa ký công điện về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản.
Tổng Bí thư: Đồng Tháp cần phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến liên vùng

Tổng Bí thư: Đồng Tháp cần phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến liên vùng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Ngày 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã thăm, làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc

Sáng ngày 11/12, tại Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tưởng niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị nhiều giải pháp để Đồng Tháp tăng trưởng hai con số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị nhiều giải pháp để Đồng Tháp tăng trưởng hai con số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm các kiến nghị để góp phần giúp Đồng Tháp phát triển và tăng trưởng 2 con số.
Sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn

Sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn

Trưởng Ban Dân vận nhấn mạnh, sau sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận, cơ cấu của Ban mới sẽ hợp lý nhất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn.
Đồng Tháp kiến nghị tháo gỡ 7 dự án trọng điểm trên địa bàn

Đồng Tháp kiến nghị tháo gỡ 7 dự án trọng điểm trên địa bàn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp kiến nghị Tổng Bí thư Tô Lâm xem xét, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Đồng Tháp thực hiện các dự án trên địa bàn.
Đội du kích Pác Bó - khởi nguồn của quân đội ta

Đội du kích Pác Bó - khởi nguồn của quân đội ta

Để có cơ sở thực tiễn thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp xây dựng, huấn luyện đội du kích mang tên Pác Bó.
Bổ sung dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.
Ông Trần Phong được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Ông Trần Phong được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Sáng 11/12, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình đã nhất trí bầu ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng đôn đốc gỡ khó, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng đôn đốc gỡ khó, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã thăm, làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoa Kỳ là đối tác kinh tế và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoa Kỳ là đối tác kinh tế và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Quỹ KKR, tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Phát triển du lịch nông thôn cần đặt lợi ích lâu dài lên trước hết

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Phát triển du lịch nông thôn cần đặt lợi ích lâu dài lên trước hết

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, phát triển du lịch nông thôn cần đặt lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương lên trước hết; mỗi người dân là đại sứ du lịch.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình theo tiêu chí

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình theo tiêu chí '3 nhất', góp phần chống tiêu cực, lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo tiến độ xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu ‘3 nhất’ góp phần phòng chống tiêu cực, lãng phí, sớm đưa công trình vào khai thác.
Phó Thủ tướng: Đề nghị ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc

Phó Thủ tướng: Đề nghị ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc

Trong buổi gặp Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh 3 tuyến đường sắt nối Việt Nam - Trung Quốc.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích người còn 2-3 năm công tác sẵn sàng nghỉ

Phó Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích người còn 2-3 năm công tác sẵn sàng nghỉ

Về tinh gọn bộ máy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, phải có cơ chế thật mạnh, vượt trội để khuyến khích những người còn 2-3 năm công tác có thể sẵn sàng nghỉ.
Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Cử tri mong muốn khi thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Tháng 2/2025 sẽ họp Quốc hội để xem xét sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức tinh gọn bộ máy

Tháng 2/2025 sẽ họp Quốc hội để xem xét sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tháng 2/2025 sẽ họp Quốc hội để sửa đổi một số điều của các luật có liên quan tinh gọn bộ máy, sắp xếp tổ chức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động