Thứ sáu 22/11/2024 10:19

Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Nhờ triển khai tích cực Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông sản của Hoà An đã tìm được thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Hoà An là huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 9.234,08ha, phù hợp cho phát triển cây lúa và rau màu.

Những năm gần đây, huyện Hòa An tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Chương trình OCOP giúp sản phẩm nông sản của Hòa An tìm được chỗ đứng trên thị trường

Theo đó, với cây trồng chính là lúa, chiếm ưu thế về diện tích trong cơ cấu nông nghiệp, huyện Hoà An tập trung phát triển giống lúa chất lượng cao như giống Japonica và một số giống cây trồng khác được triển khai sản xuất theo hướng hàng hóa. Năm 2020, huyện Hòa An đã sản xuất được 260 ha giống lúa Japonica để bán ra thị trường. Cùng với đó là một số loại cây trồng khác mang lại thu nhập đáng kể cho người dân như: Khoai lang, cam, quýt, ớt thương phẩm, na, quế…

Năm 2021, triển khai thực hiện mô hình và sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (mô hình rau VietGap với diện tích 3,88ha; ớt thương phẩm 3,1ha tại thị trấn Nước Hai và Đức Long); triển khai chuỗi liên kết (trồng quế, kiệu, nghệ); thạch đen tại Lê Chung; mô hình trồng mới cây na, áp dụng kỹ thuật mới vào diện tích na đã có tại xã Nam Tuấn, Hồng Việt và Hoàng Tung.

Bên cạnh việc phát triển các cây trồng thế mạnh của địa phương, huyện Hòa An còn quan tâm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề làm miến dong tại xã Nguyễn Huệ. Sản phẩm miến dong Nguyễn Huệ được sản xuất từ củ dong riềng nguyên chất nên có vị thơm, ngon và dai đặc trưng, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nguồn tiêu thụ lớn. Miến dong của Nguyễn Huệ không chỉ bán trong tỉnh mà còn bán ở các tỉnh, thành phố trên cả nước như: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc…

Nhiều sản phẩm nông sản của Cao Bằng được người tiêu dùng ưa chuộng

Nhằm tận dụng thế mạnh về nông nghiệp tại địa phương, những năm gần đây, huyện Hòa An đặc biệt quan tâm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), khuyến khích các địa phương lựa chọn các sản phẩm truyền thống, dịch vụ lợi thế đạt những yêu cầu các tiêu chuẩn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác rõ ràng, an toàn cho người sử dụng và được tin dùng. Từ đó, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng tầm sản phẩm, đem lại giá trị thương hiệu và kinh tế cho người tham gia Chương trình OCOP, góp phần đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

Năm 2020, huyện Hòa An có 3 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP bao gồm: Sản phẩm miến dong Án Lại; lúa chất lượng cao và rượu gạo Nhật Cao Bằng. Kết quả, sản phẩm rượu gạo Nhật Cao Bằng đủ điều kiện để xếp hạng 3 sao. Nhờ thành tích đó, rượu gạo Nhật Cao Bằng được nhiều người biết đến và có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục, năm 2021, huyện Hòa An trình hồ sơ 4 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP bao gồm: Sản phẩm bún khô cô Luyến - Nà Rị (bún trắng, bún cẩm); cơm cháy Huy Hoàng; sản phẩm gạo Nhật Cao Bằng. Năm 2022, huyện Hòa An có 5 sản phẩm đăng ký tham gia thẩm định, đánh giá các sản phẩm OCOP cấp huyện, bao gồm: trà xanh Tài Hồ Sìn của chủ thể Nguyễn Thị Bích Hạnh, xã Bạch Đằng; mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung của Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung; rượu ngô Đại Hoàng; rượu ngô Đại Hoàng Long Phụng; rượu ngô Đại Hoàng Tiên Tửu của Công ty TNHH Đại Hoàng Cao Bằng, xóm Hạnh Phúc, xã Hoàng Tung.

Kết quả thẩm định đánh giá, phân hạng các sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp huyện, gồm rượu ngô Đại Hoàng, rượu ngô Đại Hoàng Long Phụng, rượu ngô Đại Hoàng Tiên Tửu; 2 sản phẩm trà xanh Tài Hồ Sìn và mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung đạt sản phẩm OCOP3 sao cấp huyện. Đây là cơ sở quan trọng để sản phẩm nông sản huyện Hoà An tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, giai đoạn 2020 - 2025, huyện Hòa An xác định cơ cấu kinh tế gồm nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp - xây dựng. Theo đó, tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đổi mới tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, tạo vùng sản xuất hàng hóa và tổ chức lại nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp; tiếp tục thành lập các tổ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng, có điều kiện sản xuất tập trung; phát triển kinh tế hộ, liên kết hộ ở vùng cao, vùng khó khăn. Trong đó, OCOP vẫn là một trong những hướng đi quan trọng mà địa phương này đang hướng tới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và chinh phục người tiêu dùng.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11