Chủ nhật 22/12/2024 22:43

Cần Thơ: Đề xuất 4.500 tỷ đồng cho dự án chống ngập và chỉnh trang đô thị

TP. Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập và chỉnh trang đô thị tại quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng.

Thành ủy Cần Thơ vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về dự án chống ngập, chống sạt lở, thích ứng biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của TP. Cần Thơ.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Cần Thơ cho biết, Dự án chống ngập, chống sạt lở, thích ứng biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của TP. Cần Thơ được thực hiện trên địa bàn 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy, dự kiến tổng mức đầu tư hơn 4.515 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2030.

Quang cảnh buổi làm việc - Ảnh: Ngân Nga.

Dự án có diện tích chống ngập cho vùng nội ô thành phố khoảng 2.770 ha, bao gồm các hạng mục như: Xây dựng các tuyến kè với chiều dài gần 8.300m, 1 cống kết hợp âu thuyền, trạm bơm Bình Thủy, 8 cống hộp ngăn triều, 11 cống kiểm soát nước, nâng cấp tuyến kè…

Đánh giá hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội, ông Sử cho rằng, việc đầu tư dự án mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, rất cần thiết và cấp bách, nhằm chống ngập cho nội ô thành phố, phát triển đô thị bền vững; giảm tổn thương do ngập lụt, sạt lở vùng trung tâm; phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; đồng thời chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, sạch đẹp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Theo Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu, thành phố đang đứng trước những khó khăn rất lớn, trong đó có tình trạng ngập lụt, sạt lở, biến đổi khí hậu, nhiều dân cư ven sông, kênh rạch… Do đó, việc đầu tư dự án rất cấp bách, không chỉ phục vụ riêng cho Cần Thơ mà còn góp phần phát huy vai trò là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang lo lắng về nguồn vốn; dự án mới chỉ nghiên cứu bước đầu, còn phải tiếp tục rà soát, cụ thể hóa… để mang tính hiện thực hóa, bền vững cao.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: Ngân Nga.

Đối với đề xuất dự án mở rộng vùng bảo vệ hơn 2.700 ha của TP. Cần Thơ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng “Đề xuất của thành phố là hoàn toàn đúng, hợp lý, phù hợp với các quy định hiện tại. Đặc biệt đề xuất này được triển khai thì thành phố có vùng lõi, tiếp theo là Bình Thủy được bảo vệ tuyệt đối trước ngập lụt do mưa, lũ, triều cường, sụt lún. Đồng thời, cùng với đó sẽ có các dự án chỉnh trang đô thị, phòng chống sạt lở, di dân…”.

Đồng thời, ông cũng cho rằng các giải pháp đưa ra mới là bước đầu nên đề nghị thành phố tiếp tục nghiên cứu chi tiết, cụ thể hơn các công trình, giải pháp khoa học kỹ thuật phòng chống sạt lở, đảm bảo tính bền vững cao hơn và có thể là tiết kiệm hơn. Riêng đối với công tác giải phóng mặt bằng, thành phố cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp để giảm chi phí.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (bìa trái) cùng đoàn đi khảo sát sông Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Ảnh: Ngân Nga

Trước đó, thực hiện "Dự án Phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị", thành phố đã xây dựng các hạng mục như kè sông Cần Thơ, kè sông Cái Sơn, Mương Khai, âu thuyền Cái Khế, Hàng Bàng, các cống ngăn triều và trạm bơm…, kiểm soát ngập cho trên 2.657 ha vùng lõi các quận Ninh Kiều, Bình Thủy. Hiện dự án đang dần hoàn thiện để đưa vào khai thác sử dụng vào 30/6 năm nay.

Tuy nhiên, diện tích kiểm soát ngập 2.657 ha kể trên mới chỉ đạt gần 15% trong tổng số hơn 17.700 ha diện tích bao lớn vùng trung tâm thành phố, theo “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Cần Thơ” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2012. Hiện tại trên địa bàn còn nhiều vị trí ngập rất sâu khi có lũ, triều cường và mưa, gây ảnh hưởng, trở ngại lớn cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội của thành phố.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng