Chủ nhật 22/12/2024 21:15

Cần Thơ: Chợ đêm Ninh Kiều ế ẩm do ảnh hưởng triều cường

Do mực nước trên các sông, rạch Cần Thơ dâng cao trong những ngày gần đây, chợ đêm Ninh Kiều trở nên ế ẩm và buộc dừng hoạt động vào ngày 14/10.

Chợ đêm Ninh Kiều (nằm trên tuyến đường Võ Văn Tần và Nguyễn Thái Học) là địa điểm du lịch nổi tiếng, không mấy xa lạ với khách du lịch khi đến Cần Thơ. Mỗi khi lên đèn, cả khu chợ trở nên rực rỡ với nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, cùng khu ẩm thực đường phố phong phú, thu hút du khách. Chợ hoạt động từ 16h chiều đến nửa đêm.

Triều cường dâng cao cộng thêm mưa lớn khiến các con đường ở TP. Cần Thơ biến thành sông. Ảnh: Ngân Nga

Sau thời gian tạm đóng cửa để thực hiện một số thủ tục pháp lý về công tác quản lý chợ, vào tháng 8/2024, chợ đêm Ninh Kiều mở cửa hoạt động trở lại. Tuy nhiên, những ngày gần đây, do ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch, mực nước đỉnh triều lên cao, khiến du khách và người dân ít tới chợ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, mấy ngày gần đây, chợ đêm Ninh Kiều chỉ có vài người qua lại. Hầu hết các quầy sạp đóng cửa, còn những quầy mở bán, tiểu thương chỉ ngồi lặng lẽ ngắm đường phố vì không có khách mua.

Chợ đêm Ninh Kiều vắng lặng sau khi được mở cửa trở lại. Ảnh Ngân Nga

Vừa thu dọn hàng hóa, chị Lâm Anh, một tiểu thương bán đồ thời trang, cho biết: “Chợ vừa mở bán trở lại, nhộn nhịp được một thời gian ngắn, nay lại vắng khách do mưa gió và ngập lũ. Hàng hóa nhập về đang chất đầy vì không bán được. Chúng tôi không mở quầy thì buồn, nhưng mở quầy rồi lại phải dọn ra dọn vào vì mưa gió và triều cường”.

"Cần Thơ đang vào mùa mưa nên trời cứ dông gió thường xuyên, rồi còn triều cường, ngập lụt nên khách du lịch ít đi. Nhất là thời điểm từ chiều tới khoảng 20 giờ đêm, nước dâng cao, đúng lúc khách dạo chợ", chị Lâm Anh chia sẻ thêm.

Tại quầy hàng túi xách, giày dép, bà Hồ Thị Châu, chủ sạp, cho biết: "Trước đây, những ngày thường bán từ 20 - 30 lượt khách, cuối tuần tăng lên gấp đôi, gấp ba lần. Khi đó, khách chỉ được đi bộ, từng người chen chúc lựa quần áo. Hiện nay, sau khi mở cửa trở lại, chúng tôi đã mất đi một lượng khách quen nên lượng khách vắng hẳn, mỗi ngày chỉ bán được cho 1 - 2 khách. Có khi 2 - 3 ngày liền chỉ dọn hàng ra ngồi bấm điện thoại đến giờ dọn hàng vào”.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, một du khách đến từ TP. Hải Phòng, chia sẻ: "Chúng tôi vào Cần Thơ du lịch với dự định ban ngày tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức đặc sản miệt vườn..., còn ban đêm đi bộ ra chợ đêm, ăn món ăn đường phố và mua sắm vài thứ đặc trưng vùng miền. Nhưng dịp này, chúng tôi đi vào thời điểm mưa nhiều, triều cường dâng cao, chợ bị ngập lũ nên gia đình đành phải quay về khách sạn nghỉ ngơi”.

Chợ đêm Ninh Kiều liên tục bị ngập trong những ngày qua. Ảnh Ngân Nga

Được biết, chợ đêm Ninh Kiều là một phần của Đề án phát triển kinh tế ban đêm do UBND TP. Cần Thơ phê duyệt, thí điểm tại quận Ninh Kiều. Đề án được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, cũng như phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển kinh tế ban đêm.

Hiện nay, chỉ có TP. Cần Thơ và Phú Quốc triển khai mô hình kinh tế ban đêm. Tuy nhiên, các hoạt động ở chợ đêm Ninh Kiều được cho là chưa mang nhiều dấu ấn đặc trưng vùng miền nên chưa mang lại hiệu quả. Đặc biệt, từ khi mở cửa trở lại, lượng khách tới chợ càng ít hơn, nhất là những ngày gần đây khi mưa lớn và triều cường dâng cao.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn TP. Cần Thơ, ngày 14/10 đã phát bản tin cảnh báo ngập lụt trên khu vực, với mức độ rủi ro thiên tai do triều cường ở báo động cấp độ III. Mực nước đỉnh triều cao nhất ngày 14/10 trên sông Hậu tại trạm Thủy văn Cần Thơ lúc 2h30 đạt 1,90m, tương đương mức báo động II.

Dự báo, mực nước đỉnh triều trên các sông, rạch TP. Cần Thơ tiếp tục lên cao, vượt mức báo động III (2,00m) từ ngày 16/10 và duy trì trên mức báo động III đến hết ngày 21/10. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hàng ngày vào sáng sớm từ 5h - 8h và chiều tối từ 17h - 20h.

Trên địa bàn TP. Cần Thơ, nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 50 - 70cm, khiến xe cộ lưu thông khó khăn, như đường 30/4, đường 3/2, Nguyễn Văn Linh, Trần Ngọc Quế, Trần Hoàng Na, Trần Văn Hoài... Mưa lớn cũng khiến nhiều nhà dân bị dột. Nước mưa rút chậm do thời điểm này nước sông Hậu đang lên. Đến 20 giờ cùng ngày, giao thông nội thành Cần Thơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững