Thứ sáu 16/05/2025 17:36

Cần kiểm soát chất lượng hàng hóa đã qua sử dụng để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng

Vấn đề trao đổi, mua bán hàng hóa đã qua sử dụng giữa các quốc gia đã, đang và sẽ còn tồn tại lâu dài. Đây là hoạt động thương mại chính đáng, phục vụ nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng các nước, song cũng tiềm ẩn các rủi ro về sức khỏe, an toàn, môi trường…

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Tổ̉ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã công bố ISO 20245:2017 về trao đổi, mua bán hà̀ng hóa đã qua sử dụng giữa các quốc gia. Hiệ̣n nay, ở Việ̣t Nam, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/COPOLCO vấn đề chung về người tiêu dùng đang nghiên cứu chấp nhận tiêu chuẩn này thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).

Nồi cơm điện đã qua sử dụng bị cán bộ Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn- An Giang bắt giữ vào ngày 11/9 vừa qua

Hầu hết hàng hóa đã qua sử dụng được các nước phát triển bán cho các nước đang phát triển và giá trị của thị trường này được ước tính tới hàng tỷ đôla Mỹ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua hàng hóa đã qua sử dụng, chi phí thấp, bền và vẫn an toàn thay vì hàng hóa mới có giá cao hơn. Nhu cầu đối với các sản phẩm này còn khá cao. Ngoài ra, việc tái sử dụng hàng hóa tiêu dùng được coi là một yếu tố tốt trong quản lý môi trường, bởi việc làm này giúp tăng hiệu quả về nguồn lực hơn so với sản xuất các mặt hàng mới, giúp chúng ta không phải xử lý thải bỏ, chôn lấp ngay những hàng hóa còn có thể tái sử dụng được.

Dù rằng, người tiêu dùng thường đưa ra các yêu cầu về hàng hóa đã qua sử dụng thấp hơn so với khi mua hàng hóa mới, song người tiêu dùng vẫn đòi hỏi phải đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường. Tuy nhiên, hàng hóa đã qua sử dụng nguy hiểm hoặc hủy hoại môi trường có thể thâm nhập thị trường, dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, an toàn và các vấn đề quản lý rác thải cho nước nhập khẩu. Tiêu chuẩn ISO 20245:2017 thiết lập các tiêu chí kiểm tra tối thiểu đối với hàng hóa đã qua sử dụng được giao dịch, mua bán, chào hàng, cho, tặng, trao đổi giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ, nhằm giúp bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường khi người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã qua sử dụng.

Căn cứ vào tiêu chuẩn này các cơ quan, tổ chức có liên quan có thể đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng, góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng có quyền lựa chọn mua hàng hóa đã qua sử dụng, chi phí thấp, đảm bảo chất lượng, an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường chung.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Đầu tư hạ tầng điện: Bước đi chiến lược của PC Hà Nam

Tập đoàn Masan bước vào quỹ đạo tăng trưởng có lợi nhuận

Nấm Tam Đảo được vinh danh Ngôi sao Hợp tác xã: Nông nghiệp tuần hoàn “tỏa sáng” từ vùng sâu

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2025

Petrovietnam đổi tên: Mặt trời mới mọc trên vai tập đoàn quốc gia

Vinataba đón nhận Huân chương lao động hạng Ba

Phân Bón Việt Nhật đồng hành cùng nhà nông chuyên nghiệp

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Phân bón Việt Nhật: Bước tiến mới trong công nghệ nông nghiệp

Thủy điện A Vương thi đua hoàn thành đại tu Tổ máy H1, tiểu tu Tổ máy H2

Vedan Việt Nam – 19 năm được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao"

EVNHANOI quyết tâm đảm bảo điện an toàn, liên tục dịp hè

iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực Việt Nam

Nestlé Việt Nam giới thiệu NESTGEN 2025 tạo cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu