Petrovietnam đổi tên: Mặt trời mới mọc trên vai tập đoàn quốc gia

Petrovietnam chính thức đổi tên sau gần 50 năm. Không chỉ thay danh xưng, tập đoàn đang xoay trục chiến lược để dẫn dắt năng lượng quốc gia.
Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản Chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tên gọi mới Petrovietnam ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3 CAA với Petronas

Ngày 9/4/2025, cái tên “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” – gắn liền với gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển – chính thức khép lại hành trình của mình.

Thay vào đó, một cái tên mới xuất hiện trên bản đồ kinh tế quốc gia: “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam”. Một sự thay đổi có vẻ kỹ thuật, tưởng chừng như chỉ là câu chuyện “thay biển hiệu”, nhưng thực chất là lời tuyên bố rõ ràng về một cuộc xoay trục chiến lược tầm quốc gia trong bối cảnh toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ sang năng lượng sạch và bền vững.

Petrovietnam đổi tên: Mặt trời mới mọc trên vai tập đoàn quốc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chính thức trao quyết định đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tên gọi mới - sứ mệnh mới

Không phải ngẫu nhiên mà “dầu khí” bị gỡ bỏ khỏi danh xưng chính thức, thay bằng khái niệm bao trùm hơn: “năng lượng - công nghiệp”. Trong giới hoạch định chiến lược, động thái này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Petrovietnam đang “mở rộng trận địa” khỏi vùng địa tầng truyền thống là khai thác dầu khí, để bước vào không gian phát triển mới: Năng lượng tái tạo, công nghiệp hydro, chuyển đổi số năng lượng và thậm chí là liên kết vùng trong công nghiệp điện khí - gió - mặt trời.

Một cái tên mới không đơn thuần là “branding”. Nó là cách một tổ chức định vị lại mình trước thế giới. Đổi tên là một quyết định có chiều sâu tư duy chính sách - như cách các “gã khổng lồ dầu mỏ” quốc tế đã từng làm:

Cách đây vài năm, thế giới từng chứng kiến Total (Pháp) đổi tên thành TotalEnergies năm 2021. Rồi BP (Anh) từng tuyên bố: “Beyond Petroleum” (Vượt khỏi Dầu khí). Statoil (Na Uy) trở thành Equinor, ngầm gửi thông điệp: “Chúng tôi không còn là công ty chỉ biết khoan dầu”… Đó cũng là quy luật tất yếu của những tập đoàn quốc tế tự lột xác làm mới chính mình trong chuỗi giá trị toàn cầu mới.

Petrovietnam giờ đây mang một tên gọi mới đã chính thức gia nhập câu lạc bộ ấy.

50 năm và hành trình sứ mệnh quốc gia

Petrovietnam không phải là một doanh nghiệp bình thường. Nó là biểu tượng. Từ giếng dầu Bạch Hổ những năm 1980, đến những dàn khoan trên Biển Đông, từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến chuỗi điện - khí - đạm trải dài cả nước, tập đoàn này đã đóng vai trò như “bàn tay kiến tạo” trong công cuộc công nghiệp hóa của Việt Nam. Không ngoa khi nói, Petrovietnam là “doanh nghiệp quốc gia mang sứ mệnh lịch sử”.

Petrovietnam đổi tên: Mặt trời mới mọc trên vai tập đoàn quốc
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chúc mừng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Thập niên 1990, khi đất nước còn thiếu điện, thiếu xăng, Petrovietnam bước vào cuộc chơi hạ tầng năng lượng. Năm 2009, họ vận hành Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên - biến Việt Nam từ nước 100% nhập khẩu xăng dầu thành quốc gia có chủ quyền năng lượng từng phần. Giai đoạn 2010 - 2020, trong khi nhiều doanh nghiệp quốc doanh trượt dài vì quản trị yếu kém, Petrovietnam vẫn là điểm sáng khi đóng góp trên 20% ngân sách Nhà nước trong nhiều năm liên tiếp.

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, thế giới xoay trục. Các tập đoàn dầu khí lớn đang đầu tư hàng chục tỷ USD vào năng lượng tái tạo, pin lưu trữ, carbon capture (thu giữ carbon), công nghiệp hydro. Nếu Petrovietnam không nhanh chóng “thoát vai” khỏi chiếc áo dầu khí truyền thống, họ sẽ bị tụt lại trong chính sân nhà.

Đằng sau cái tên là định vị quốc gia

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 - một cam kết được Thủ tướng Chính phủ công bố tại COP26. Điều đó có nghĩa là trong vòng 25 năm tới, một quốc gia từng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt điện than và dầu khí phải chuyển mình sang mô hình năng lượng sạch, thông minh và tích hợp.

Chuyển đổi như vậy không thể chỉ bằng khẩu hiệu. Phải có những “chủ lực quốc gia” - những tập đoàn đủ năng lực, tài chính và quyết tâm để dẫn dắt. Tên gọi mới “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam” không chỉ là tham vọng của riêng tập đoàn, mà còn là một thông điệp chính sách - rằng Nhà nước đặt kỳ vọng vào Petrovietnam như một mũi nhọn chiến lược trong cấu trúc năng lượng tương lai.

Petrovietnam đổi tên: Mặt trời mới mọc trên vai tập đoàn quốc
Thay đổi tên gọi là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Petrovietnam đang “mở rộng trận địa” khỏi vùng địa tầng truyền thống là khai thác dầu khí

Từ điện khí LNG, gió ngoài khơi, chuỗi cung ứng hydro xanh, lưới điện thông minh, lưu trữ năng lượng… tất cả đều là những “sân chơi” mà tập đoàn này buộc phải bước vào nếu muốn duy trì vai trò dẫn dắt quốc gia.

Tái định vị chiến lược là việc khó. Nhưng giữ nguyên mình trước một thế giới đã đổi thay còn nguy hiểm hơn. Petrovietnam không thể chỉ “thay tên, giữ vỏ”. Họ cần một kế hoạch hành động rõ ràng:

Tái cấu trúc mô hình quản trị: Tập đoàn phải có đơn vị chuyên trách về năng lượng tái tạo, liên kết với startup công nghệ và các viện nghiên cứu.

Minh bạch dữ liệu - thu hút đầu tư xanh: Muốn gọi vốn từ các quỹ năng lượng sạch quốc tế, Petrovietnam phải chuyển mình trong cách công khai tài chính, đánh giá rủi ro ESG (môi trường - xã hội - quản trị).

Đào tạo và chuyển hóa đội ngũ: Một kỹ sư khoan dầu có thể trở thành kỹ sư gió ngoài khơi nếu được tái huấn luyện bài bản.

Hợp tác quốc tế sâu hơn: Trong bối cảnh chuỗi cung ứng năng lượng ngày càng toàn cầu hóa, việc “ra biển lớn” là con đường không thể đảo ngược.

Đặt lại tên, đặt lại sứ mệnh

Trong lịch sử, nhiều quốc gia đã từng đổi tên thành phố, tập đoàn, thậm chí là cả hiến pháp, để khẳng định một bước ngoặt lịch sử. Petrovietnam - hay giờ đây là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam – đang bước vào một “bước ngoặt lịch sử” như thế.

Tên gọi là thứ ghi trên danh thiếp. Nhưng tầm nhìn, năng lực hành động và khả năng truyền cảm hứng mới là điều khắc vào lịch sử. Một cú xoay trục chiến lược chỉ thực sự thành công nếu nó đi cùng một cuộc chuyển mình nội tại.

Đổi tên là bước đầu. Đổi tư duy, đổi chiến lược và đổi cả DNA vận hành - mới là điều cả quốc gia đang chờ. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, tập đoàn gánh vác sứ mệnh quốc gia rất mạnh của thời đại này sẽ làm được những kỳ tích trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quyết định số 773/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/4 do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký thay nêu rõ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.

Cụ thể, đồng ý đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề xuất của tập đoàn, với tên gọi đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trong đó, tên giao dịch: Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam; tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Industry - Energy Group.

Đồng thời tên gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.

Nguyên Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

Quảng Bình: Xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

Quảng Bình: Xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

Thúc đẩy ứng dụng AI trong kinh doanh, quảng bá sản phẩm

Thúc đẩy ứng dụng AI trong kinh doanh, quảng bá sản phẩm

100 hợp tác xã tỏa sáng tại lễ trao giải Coop Star 2025

100 hợp tác xã tỏa sáng tại lễ trao giải Coop Star 2025

Nấm Tam Đảo được vinh danh Ngôi sao Hợp tác xã: Nông nghiệp tuần hoàn “tỏa sáng” từ vùng sâu

Nấm Tam Đảo được vinh danh Ngôi sao Hợp tác xã: Nông nghiệp tuần hoàn “tỏa sáng” từ vùng sâu

Sản xuất túi mù, Pop Mart kinh doanh ra sao?

Sản xuất túi mù, Pop Mart kinh doanh ra sao?

FPT Long Châu và Báo Nhân Dân ký kết hợp tác - chung tay vì sức khỏe cộng đồng

FPT Long Châu và Báo Nhân Dân ký kết hợp tác - chung tay vì sức khỏe cộng đồng