Thứ hai 12/05/2025 13:15

Cần khung khổ pháp lý đối với định danh điện tử

Cùng với việc khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý trước mắt sử dụng giải pháp xác thực định danh thông qua mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số doanh nghiệp (DN) và định danh di động tích hợp chữ ký số… 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giúp người dân, DN khẳng định “tôi là tôi chứ không phải người khác” trên môi trường điện tử đang bùng nổ hiện nay.

Vẫn “văn hoá giấy tờ”

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta có trên 60% dân số sử dụng Internet và đi cùng đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị di động thông minh (điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay…), những phần mềm ngày càng thông minh, bám sát nhu cầu từ thực tiến cuộc sống (phần mềm giải trí, quản lý kinh doanh, kế toán, thống kê…). Điển hình với riêng thị trường điện thoại di động, tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua với mức tăng trưởng 11% về số lượng hàng bán và 21% về doanh số trong giai đoạn 2012-2017 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng vừa phải trong giai đoạn 2017-2022 với mức 0,5% về số lượng và 8,3% về giá trị.

Cần khung khổ pháp lý đối với định danh điện tử

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về lượng người sử dụng và các thiết bị, công nghệ trên nền tảng Internet như vậy song phần lớn người dân Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng rất nhiều loại giấy tờ tuỳ thân, từ chứng minh thư, căn cước công dân… đến giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để có thể xác thực “tôi là tôi chứ không phải người khác” trong khi đó, việc “định danh điện tử” rất ít nếu không muốn nói là chưa được sử dụng trong cuộc sống.

Trong khi đó, “việc xác định danh tính của mỗi cá nhân có một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cá nhân đó với tên gọi, những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác khi tham gia các giao dịch trong đời sống xã hội, nhất là khi chúng ta tiến tới nền kinh tế số” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định tại hội thảo “Định danh và xác thực điện tử trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các chuyên gia phân tích, nếu trong các hoạt động giao dịch truyền thống, danh tính của cá nhân được xác định thông qua tên gọi và các giấy tờ tùy thân do cơ quan nhà nước cung cấp thì trên môi trường điện tử cũng tương tự như vậy, mỗi tổ chức, cá nhân phải được định danh khi tham gia vào các giao dịch điện tử, như: thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử… để chứng minh rằng “tôi là tôi chứ không phải người khác”.

Ông Achim Fock - Giám đốc Điều phối danh mục và Hoạt động dự án, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - nhấn mạnh, xác thực và định danh điện tử là một trong những yếu tố rất quan trọng, tạo nền tảng cho việc xây dựng, phát triển Chính phủ số và nền kinh tế số. Hệ thống định danh điện tử nếu xây dựng hợp lý có thể giúp tiết kiệm cho công dân, doanh nghiệp và Chính phủ thông qua việc giảm chi phí giao dịch, nâng cao hơn nữa hiệu quả và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ.

Quan trọng như vậy song đến nay, với hơn 60% dân số sử dụng Internet nhưng phần lớn người dân vẫn sử dụng các giấy tờ tuỳ thân dạng truyền thống mặc dù cũng đã có mã số thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… nhưng những số, thẻ này vẫn chưa được kết nối với nhau.

Một thống kê đáng quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hầu hết thuê bao sử dụng chữ ký số cho xác thực tại Việt Nam là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức còn số thuê bao là cá nhân người dân chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 5%. Hơn thế, ý thức sử dụng mật khẩu của người dùng tại Việt Nam chưa cao nên tình trạng lộ các thông tin tài khoản vẫn khá phổ biến mà hậu quả là mất thông tin, dữ liệu, mất quyền kiểm soát tài khoản.

Tương tự trong dịch vụ chứng thực chữ ký số được sử dụng trong các dịch vụ công trực tuyến và một số dịch vụ trực tuyến khác (ebanking, chứng khoán…) thì nhà cung cấp dịch vụ tự quy định và xây dựng quy trình xác thực riêng mà chưa có quy định cụ thể về định danh điện tử chung.

Sớm xây dựng khung pháp lý

Nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xác thực và định danh điện tử, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, từ năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị xây dựng nghị định quy định vấn đề này nhưng hiện vẫn chưa hoàn thiện.

Cùng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, do chưa có quy định cụ thể về xác thực và định danh điện tử nên nhiều đơn vị vẫn chưa quy định rõ về vị trí, vai trò, đặc điểm, phạm vi, cách thức triển khai các hình thức xác thực và định danh điện tử, cũng như trách nhiệm trong việc triển khai quản lý, bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Các bộ, ngành, địa phương cũng rất lúng túng trong việc phối hợp triển khai cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp. Trong khi việc định danh điện tử chủ yếu thông qua tài khoản và mật khẩu như hiện nay không đủ bảo đảm định danh xác thực. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng và bổ sung khung khổ pháp lý trong thời gian tới.

Thống nhất với quan điểm Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý quy định về xác thực và định danh điện tử, đồng thời đưa ra khuyến nghị, ông Achim Fock lưu ý, cần thận trọng để đảm bảo các hệ thống định danh phải “sạch” và đáng tin cậy để tạo ra nền tảng trong việc hình thành hệ sinh thái số về định danh và xác thực điện tử.

Ngoài ra, cần tạo được mối tương tác giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh và xác thực số trên chuẩn mực chung nhằm tránh sự trùng lặp hệ thống, giảm chi phí trong việc cung cấp dịch vụ.

“Bảo mật thông tin cá nhân phải đặt lên hàng đầu khi thực hiện định danh và xác thực số” - ông Achim Fock nói.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ điện tử

Tin cùng chuyên mục

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Việt Nam có tỷ phú top 10 thế giới: ‘Giải mật NQ57’

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

DeepSeek tác động tới nhu cầu về trung tâm dữ liệu như thế nào?

Sandbox - vai trò đặc biệt trong trung tâm tài chính quốc tế

Thị trường máy tính: Hãng nào có doanh số đứng đầu thế giới?

TikTok có nguy cơ đóng cửa tại Mỹ trong tuần này

Năm 2024, Việt Nam đối mặt với hơn 650.000 vụ tấn công mạng

AFF Cup: Bùng nổ triệu lượt tìm kiếm chủ đề bóng đá

Số hóa kênh bán lẻ: Chìa khóa 'vàng' trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh