Cần đảm bảo doanh nghiệp "sống" qua khủng hoảng!

Phỏng vấn độc quyền PGS. TS Quách Mạnh Hào, chuyên ngành Ngân hàng Tài chính, Đại học Lincoln, Vương quốc Anh về thị trường chứng khoán (TTCK) những ngày đen tối tuần qua. Quan điểm của ông về cách xử lý gói cứu trợ và thị trường Tài chính Việt Nam cần phải làm gì lúc này để vượt qua “cơn khủng hoảng mang tên virus”? 

Thị trường chứng khoán thế giới đều có những ngày đen tối trong tuần này, bất chấp hàng loạt biện pháp của các chính phủ nhằm kiềm chế tác động của Covid-19. Trong cuộc trao đổi độc quyền giữa tác giả và PGS. TS Quách Mạnh Hào, ông cho rằng: Thị trường chứng khoán Việt Nam không thể tách rời triển vọng nền kinh tế Việt Nam. Giống như bất kỳ nền kinh tế nào khác, đặc thù của cuộc khủng hoảng lần này đòi hỏi cỗ xe kinh tế phải được cứu chữa trước khi nghĩ tới tăng trưởng. Do vậy, các gói cứu trợ nhằm trực tiếp vào cải thiện dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp và của nền kinh tế là cần thiết. Nó cần được thiết kế đúng mức, đúng đối tượng để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ sống qua khủng hoảng.

can dam bao doanh nghiep song qua khung hoang

Khủng hoảng lần 3 trong 20 năm trở lại đây: không phải do tiền tệ mà do virus

Theo ông, toàn cảnh thị trường chứng khoán thế giới hiện nay có được xem là bất thường không? Trong lịch sử đã từng xảy ra chưa?

Chúng ta đang chứng kiến một thị trường suy giảm lớn lần thứ ba trong vòng 20 năm trở lại đây. Hai lần trước là năm 2000 và 2008. Lý do để thị trường suy giảm rất khác nhau: Năm 2000 là bong bóng công nghệ, năm 2008 là khủng hoảng tài chính và lần này là khủng hoảng virus.

Tuy nhiên, điểm chung của hai lần khủng hoảng trước nằm ở yếu tố tiền tệ. Chính sách tiền rẻ đã tạo ra bong bóng công nghệ năm 2000 và bong bóng thị trường nhà ở gắn liền với các khoản vay không đạt chuẩn năm 2008. Cuộc khủng hoảng lần này không như vậy - nó bắt nguồn từ sự lo sợ suy thoái kinh tế do chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ bởi sự lây lan của dịch bệnh.

Nỗi sợ hãi suy thoái kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư là hoàn toàn có thể hiểu được do sự gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa và chuyên môn hóa. Chuỗi cung ứng bị phá vỡ dẫn tới các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và mô hình kinh tế của quốc gia không còn vận hành trơn tru.

can dam bao doanh nghiep song qua khung hoang
PGS. TS Quách Mạnh Hào

Nói một cách hình tượng, nền kinh tế hay doanh nghiệp giống như một chiếc xe đang chạy tốt bỗng nhiên dừng lại. Khủng hoảng năm 2000 và năm 2008 là do sặc xăng nên chỉ cần điều chỉnh và bơm xăng là xe chạy. Năm 2020, xe không thiếu xăng, mà là xe bị hỏng. Bơm xăng không làm xe chạy và thậm chí bơm nhiều dễ gây cháy xe. Xăng là tiền.

Trong hai lần khủng hoảng trước, nguyên nhân tiền tệ đã được giải quyết bằng các chính sách liên quan tới tiền tệ và thị trường sau đó khởi sắc. Chẳng hạn, chúng ta đã có một thập kỷ đầu tư với lợi tức tốt cho đến khi virus xuất hiện. Để ứng phó với khủng hoảng lần này, các quốc gia đã công bố các gói cứu trợ lên tới vài trăm hoặc vài nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, bản chất của các chính sách hỗ trợ liên quan tới tiền tệ này đã không còn giống nhau.

Do vậy, nếu dịch virus kéo dài, rất khó để nghĩ rằng các thị trường chứng khoán sẽ hồi phục sớm bằng các gói cứu trợ. Dù vậy, các gói cứu trợ hiện tại - tập trung chủ yếu vào cải thiện dòng tiền hoạt động - sẽ giúp các doanh nghiệp và các nền kinh tế sống sót. Nghĩa là cần thời gian và cần các gói cứu trợ tiếp theo để phát triển. Chỉ khi đó thị trường chứng khoán mới có thể nghĩ tới sự tăng trưởng trở lại. Thời gian chờ đợi có thể tính bằng năm.

TTCK: khó tăng lại ngay nhưng sẽ ít giảm thêm nhiều

Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức có tâm lý ra sao, theo quan sát của ông?

Tôi có may mắn đã sáng lập và quản lý Quỹ đầu tư Sinh viên tại Đại học Lincoln - một trong vài quỹ dạng này ở Anh và hiện đang nắm giữ các cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán London - nên với vai trò là một nhà đầu tư tổ chức, tôi nhận được các cập nhật thường xuyên về tình hình thị trường và phản ứng của các nhà đầu tư nói chung từ các chuyên gia phân tích của công ty nơi mà quỹ đặt tài khoản giao dịch.

Cái nhìn chung nhất mà tôi nhận thấy là các nhà đầu tư nhận định cuộc khủng hoảng lần này nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008. Sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng, sự đóng băng các giao dịch dịch vụ thông thường và sự thận trọng trong mọi quyết định là các yếu tố đã dẫn tới sự suy giảm nhanh của thị trường. Sự biến động giao dịch từng phiên lên tới hơn 10% là điều rất hiếm khi xảy ra và nó cho thấy sự bất an của giới đầu tư.

Tuy nhiên, điều tốt trong số những cái xấu là thị trường chứng khoán luôn vận hành dựa trên sự kỳ vọng. Nghĩa là, rất có thể những triển vọng kinh tế và kinh doanh xấu đã được phản ánh. Các gói hỗ trợ kịp thời, đúng mục đích cải thiện dòng tiền hoạt động, sẽ giúp giới đầu tư an tâm hơn về triển vọng sống của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nghĩa là, các thị trường chứng khoán rất nhiều khả năng khó tăng trưởng trở lại ngay, nhưng nó cũng rất ít khả năng giảm thêm nhiều như đã diễn ra.

Gói cứu trợ: cần ngắm trực tiếp vào cải thiện dòng tiền DN

Sự sụt giảm của TTCK lớn như Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần này có tác động như thế nào tới Việt Nam, thưa ông?

Các thị trường chứng khoán thường có mối liên hệ với nhau trong khủng hoảng. Năm 2008 khi còn làm tại Chứng khoán Thăng Long, tôi cùng nhóm Nghiên cứu đã có một bài viết về vấn đề này. Nói một cách ngắn gọn, thị trường Việt Nam thường có xu hướng biến động tương tự như các thị trường chứng khoán toàn cầu nhiều hơn trong khủng hoảng, và sự biến động này chủ yếu do nhóm các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, thị trường Việt Nam cũng có những đặc thù riêng trong hoàn cảnh hiện tại. Chẳng hạn, so với năm 2008, doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp các công ty niêm yết lớn không còn thiếu tiền như trước. Sau một thập kỷ tích lũy thành công, họ có thể mua lại cổ phiếu quỹ hoặc gia tăng sở hữu và từ đó trở thành một đối trọng với nhóm các nhà đầu tư nước ngoài vốn thường có thói quen rời đi khi khủng hoảng xảy ra.

Theo ông, các giải pháp lúc này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là gì?

Thị trường chứng khoán Việt Nam không thể tách rời triển vọng nền kinh tế Việt Nam. Giống như bất kỳ nền kinh tế nào khác, đặc thù của cuộc khủng hoảng lần này đòi hỏi cỗ xe kinh tế phải được cứu chữa trước khi nghĩ tới tăng trưởng. Việc cứu chữa thực ra còn phụ thuộc vào khi nào thì dịch virus sẽ được kiểm soát và tình trạng ngăn sông cấm chợ được dỡ bỏ, nhưng ít nhất sẽ làm cho cỗ máy kinh tế không bị hoen gỉ. Do vậy, các gói cứu trợ nhằm trực tiếp vào cải thiện dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp và của nền kinh tế là cần thiết. Nó cần được thiết kế đúng mức, đúng đối tượng để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ sống qua khủng hoảng.

Bởi vì tôi nghĩ rằng lý do của khủng hoảng lần này nằm ở cỗ máy kinh tế, nên tôi không nghĩ rằng Ủy ban chứng khoán hay các Sở giao dịch chứng khoán nên hoặc phải làm gì trong lúc này. Quá khứ đã cho thấy là việc trấn an nhà đầu tư bằng những lời kêu gọi sẽ không có hiệu quả.

“ Thị trường chứng khoán Việt Nam không thể tách rời triển vọng nền kinh tế Việt Nam. Giống như bất kỳ nền kinh tế nào khác, đặc thù của cuộc khủng hoảng lần này đòi hỏi cỗ xe kinh tế phải được cứu chữa trước khi nghĩ tới tăng trưởng”.

Theo Tiền Phong Online
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Đón

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

"Game" rút vốn nhà nước của VNSteel tại VCA và TRT đang phả "sức nóng" lên thị trường chứng khoán. Giá trị hai mã này đã tăng rất mạnh trong các tuần qua.

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Ngày 28/12, Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán đã công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2024.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Trong báo cáo “La bàn đầu tư tháng 12/2024 - Tái cấu trúc danh mục đầu tư hướng tới năm 2025”, VNDirect cho biết, định giá thị trường chứng khoán ở mức hấp dẫn.
Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do Nhà nước định giá.
Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Trong tháng 11, các quỹ ETF Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng. Cũng trong tháng 11, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, với tổng giá trị hơn 11.800 tỷ đồng
Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Tính đến ngày 30/11/2024, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua trái phiếu chính phủ, đạt 80,75% kế hoạch năm 2024.

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Tuy sức hấp dẫn của Amata Biên Hòa là điều không thể phủ nhận, nhưng có lẽ mức giá chào bán quá cao mà Sonadezi đưa ra đã khiến các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ.
Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Với màn thể hiện ấn tượng của FPT Retail nói chung và FPT Shop nói riêng, ACBS vừa tăng dự phóng lợi nhuận trước thuế thêm 50%, lên 530 tỷ đồng trong năm 2024.
Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Công ty CP Du lịch Thành Thành Công - TTC Hospitality (Mã CK: VNG) vừa phát hành thành công lô trái phiếu VNGB2427001 với giá trị 500 tỷ đồng.
Cổ phiếu HVN

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang là tâm điểm thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư, hoàn toàn phù hợp với những thành tựu và nỗ lực mà họ đã và đang thực hiện.
Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Kết phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau công bố tin bà Nguyễn Thị Như Loan – nguyên Tổng giám đốc công ty được tại ngoại.
Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024 (khoảng 8-10 tỷ USD).
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động thành công 30.575 tỷ đồng.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Theo Giám đốc Phân tích VNDIRECT, tác động lớn hơn của Thông tư 68/2024 là việc cải thiện khả năng FTSE sẽ công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 3.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động