Chủ nhật 27/04/2025 21:43

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Tuy sức hấp dẫn của Amata Biên Hòa là điều không thể phủ nhận, nhưng có lẽ mức giá chào bán quá cao mà Sonadezi đưa ra đã khiến các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ.

Theo công bố từ Tổng công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ), phi vụ thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa mới đây đã bất thành. Nguyên nhân là vì không có nhà đầu tư quan tâm đăng ký.

Theo kế hoạch, Sonadezi mong muốn chuyển nhượng toàn bộ hơn 4,2 triệu cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ của Công ty Amata Biên Hòa - chủ đầu tư Khu công nghiệp Amata City Biên Hòa (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có quy mô lên tới 513 ha. Tuy rằng sức hấp dẫn của Amata Biên Hòa là điều không thể phủ nhận, nhưng có lẽ mức giá chào bán quá cao khiến các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ.

Khu công nghiệp Amata City Biên Hòa có quy mô lên tới 513 ha (Ảnh: Amata)

Báo cáo tài chính quý III của Sonadezi ghi nhận, hơn 47 tỷ đồng là giá trị sổ sách của khoản đầu tư rót vào Amata Biên Hòa. Nhưng, con số Sonadezi đặt ra để đối tác có thể sở hữu lô cổ phần ít nhất là 535 tỷ đồng, tương đương trên 126.000 đồng/cp, gấp hơn 11 lần.

Trong trường hợp thương vụ thoái vốn thành công, Sonadezi dự thu số lãi tối thiểu là 488 tỷ đồng, tức ngang ngửa 30% tổng lãi trước thuế doanh nghiệp tạo ra được trong năm 2023.

Đây không phải lần đầu tiên Sonadezi "ế ẩm" khi bán vốn tại Amata Biên Hòa. Trước đó vào năm 2021, ý định này cũng từng thất bại với lý do tương tự.

Theo tìm hiểu, Công ty Đô thị Amata Biên Hòa thành lập năm 1994. Vốn điều lệ hiện ở mức 422 tỷ đồng, ngoài cổ đông lớn là Sonadezi, còn có Amata VN Public Company Limited (Thái Lan) - sở hữu 90% cổ phần. Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp là ông Surakij Kiatthanakorn (sinh năm 1967).

Amata VN Public Company Limited trực thuộc tập đoàn Amata, nhà phát triển công nghiệp lớn hàng đầu của đất nước Chùa Vàng. Họ đang quản lý ba khu công nghiệp và hai dự án đô thị với tổng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 860 triệu USD, diện tích phát triển đạt 3.000 ha.

Còn về Sonadezi, doanh nghiệp cũng được mệnh danh là "gã khổng lồ" công nghiệp của nước ta, với mạng lưới 11 công ty con (trực tiếp và gián tiếp) cùng 10 công ty liên kết tính đến cuối quý III/2024. Đầu năm nay, Sonadezi đã phê duyệt đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm kế hoạch thoái vốn tại nhiều công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, vật liệu và xây dựng. Thoái vốn khỏi Amata Biên Hòa là một trong những tính toán của Sonadezi theo đề án tái cơ cấu này.

Danh sách thoái vốn còn có những cái tên đáng chú ý khác như: Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Nai, Sơn Đồng Nai, Xây dựng Dân dụng Công nghiệp số 1 Đồng Nai và Công trình Giao thông Đồng Nai.

Trong khi đó, Sonadezi dự tính thoái một phần vốn khỏi Sonadezi Long Thành, Sonadezi Châu Đức, Sonadezi Giang Điền, Sonadezi Long Bình, Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 và Sonadezi Bình Thuận. Dự kiến tỷ lệ sở hữu tại các công ty này sẽ được giảm xuống còn 36%.

Về tình hình kinh doanh, Sonadezi ghi nhận doanh thu thuần 1.337 tỷ đồng trong quý III, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 325 tỷ đồng, giảm 9% cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, "ông lớn" khu công nghiệp thu về 4.193 tỷ đồng, chuyển đổi thành công thành 737 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng tương ứng 13% và 31% so với cùng giai đoạn 2023. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp đã hoàn thành 68% và 87% các chỉ tiêu đề ra.

Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của Sonadezi giảm 8% so với đầu năm, xuống còn 21.271 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 2.320 tỷ đồng, tăng gấp đôi đầu năm; các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm đi một nửa còn hơn 914 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sonadezi còn 2.233 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 4%, phần lớn là khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Khu công nghiệp - khu đô thị Châu Đức giá trị hơn 1.500 tỷ đồng.

Cổ phiếu SNZ đang được thị trường định giá ở mức 33.900 đồng/cp, vùng giá khá ổn định trong năm nay. Vốn hóa theo đó đạt gần 12.800 tỷ đồng.

Vân Oanh
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử