Thứ sáu 29/11/2024 06:05

Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhìn từ nước Đức

Là quốc gia khởi nguồn của khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 mà đến nay đã trở thành làn sóng trên toàn cầu, nước Đức đang từng bước tiên phong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để thay đổi dần phương thức sản xuất. Các bài học về sử dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước này sẽ giúp Việt Nam đưa ra điều chỉnh kịp thời để không bị lỡ nhịp với xu hướng phát triển tất yếu trên toàn cầu. 

Công nghệ - cầu nối nguồn lực

Với nước Đức, Cách mạng 4.0 không phải là cuộc cách mạng đưa internet phổ cập trên toàn xã hội, mà là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tự động hóa các khâu sản xuất trong một dây chuyền sản phẩm hay toàn nhà máy. Như vậy, cuộc Cách mạng 4.0 ở Đức bắt đầu từ quá trình tự động hóa sản xuất để giảm giá thành thông qua giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận tối đa cho cổ đông của các công ty.

Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Humburg được thực hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ 21 Ảnh: Đinh Anh

Tới khảo sát thực tế tại Trường Đại học Tổng hợp tự do Berlin, chúng tôi làm việc với Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc trường. Đây là viện có mối liên hệ rất chặt chẽ với Trường Đại học Kỹ thuật Việt Đức của Việt Nam. Tại đây, bạn giới thiệu một ví dụ cụ thể về ứng dụng Cách mạng 4.0 trong viện. Để sửa chữa một động cơ điện của xe ôtô theo dạng mới là ôtô lai xăng điện, bạn đã kết hợp internet thực hiện cầu nối trực tiếp giữa cơ sở của viện với hãng sửa chữa xe để cùng lúc các giáo viên, nghiên cứu viên của viện phát hiện ra được các hỏng hóc tại động cơ ở các địa điểm khác nhau trên nước Đức. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu của viện đã tiến hành nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục thông qua thực hiện gia công chi tiết máy trên máy in 3D. Do vậy, thời gian sửa chữa xe ôtô bị hỏng được rút ngắn tối đa, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thực tế và nhà sản xuất ngày càng tiết kiệm được chi phí để cho ra sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn, tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm mang nhãn hiệu nước Đức. Lợi nhuận được nhà sản xuất tính toán đầy đủ và có chi phí thỏa đáng cho các nhà nghiên cứu của viện. Chính nhờ vậy, viện đã có khả năng trả lương cho các nghiên cứu viên, đồng thời là các nhà giáo của trường đại học ở mức cao hơn so với mức thu nhập trung bình.

Có thể thấy, sự thay đổi của công nghệ không "bỏ rơi" các thành phần trong nền kinh tế; trái lại, công nghệ đã trở thành cầu nối để các chủ thể tự thân vận động, kết nối với nhau và tận dụng hiệu quả nhất nguồn lực. Nhà nước, mà ở đây là Chính phủ bang Berlin, cấp kinh phí cho trường chỉ để tạo ra cơ sở vật chất ban đầu và phục vụ cho chi phí giảng dạy, không can thiệp vào công việc và định hướng nghiên cứu của nhà trường. Đối với các khoản lợi nhuận thu được từ nghiên cứu khoa học, sau khi trừ chi phí như tiền lương, khấu hao máy móc và vật liệu, nếu sử dụng để tái đầu tư nâng cấp trang thiết bị và hỗ trợ đào tạo cán bộ kỹ thuật đầu ngành (như cấp học bổng cho các sinh viên có các nghiên cứu có khả năng ứng dụng) sẽ được tính thuế ở mức thấp nhất, nhằm tạo điều kiện khuyến khích động viên các nhà nghiên cứu tập trung nỗ lực để có nhiều thành tích có thể ứng dụng được vào thực tế thu lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho bản thân. Cùng với các hỗ trợ gián tiếp của nhà nước, nhà trường được tự chủ về định hướng phát triển khoa học để tạo ra kinh phí hỗ trợ các nghiên cứu khoa học mũi nhọn và được phép bán trực tiếp kết quả nghiên cứu cho các hãng sản xuất để có kinh phí tái tạo chất xám.

Không quên phát triển hài hòa kinh tế - xã hội

Để tìm hiểu về việc ứng dụng Cách mạng 4.0 trên một vùng lãnh thổ, chúng tôi đã làm việc với chính quyền thành phố Humburg.

Humburg là thành phố có tới 34% dân số không phải là người bản xứ. Con số này nói lên khả năng thu hút nguồn nhân lực rất mạnh mẽ của nơi đây. Humburg cũng đồng thời là cảng lớn nhất nước Đức với tổng công suất 145,7 triệu tấn, tổng số container thông qua cảng là 9,7 triệu/năm đóng góp hàng năm 20,5 tỷ Euro; tạo được 267.400 việc làm cho cả nước Đức.

Một trong những yêu cầu rất cao của thành phố đối với các doanh nghiệp là áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào lĩnh vực kinh tế cảng, mà từ năm 2013 được gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thực tế đã được thực hiện ở Humburg từ những năm đầu tiên của thế kỷ 21. Đến nay, 100% các cầu cảng sử dụng container đều được tự động hóa nhằm theo dõi quá trình di chuyển và thông báo chính xác thời hạn đến, làm giảm thời gian chờ đợi tại các bến, rút ngắn quá trình giao hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng đội tàu, từ đó góp phần làm giảm giá cước vận tải, nâng cao khả năng cạnh tranh khi hàng hóa đi qua cụm cảng Humburg.

Các doanh nghiệp Đức luôn tiên phong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để thay đổi phương thức sản xuất Ảnh: Dương Ly

Tại các nhà máy và cơ quan, trường học, việc sử dụng internet là phổ biến và internet có tốc độ đường truyền rất cao, nhưng ở nhiều nơi công cộng không có wifi miễn phí như ở Việt Nam. Các bạn Đức giải thích, họ không khuyến khích sử dụng mạng xã hội một cách quá rộng rãi như chúng ta hay quan niệm rằng nhiều người sử dụng mạng xã hội là thước đo của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, từ sau vụ khủng bố bằng xe tải vào khu chợ Noel ở Berlin, Đức có chủ trương siết chặt và kiểm soát chặt chẽ các mạng xã hội để ngăn ngừa khủng bố, đảm bảo an ninh. Việc sử dụng internet và tự động hóa được ưu tiên tuyệt đối cho các nhà máy và cơ quan để tạo ra những giá trị kinh tế đóng góp trực tiếp cho phát triển thành phố.

Việc phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Humburg được thực hiện ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ 21 và đến thời điểm hiện nay, sau gần 20 năm xây dựng, cuộc Cách mạng 4.0 trong lĩnh vực cảng biển và kinh tế biển của Humburg đã đi vào hoạt động, chứ không phải là bây giờ mới bắt đầu xây dựng.

TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Xe điện tiếp tục là 'át chủ bài', doanh thu quý III/2024 của VinFast tăng 49,3%

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 diễn ra từ ngày 2-3/12

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ