Thứ ba 29/04/2025 19:39

Các trường đào tạo phi công hàng đầu New Zealand tăng cường hợp tác tại Việt Nam

Vừa qua, các trường đào tạo phi công thuộc Hiệp hội Hàng không New Zealand đã có chuyến công tác tại Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

4 trường thành viên trong Hiệp hội tham gia chuyến công tác lần này đều được cấp phép bởi Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm: Trường Ardmore Flying School, Nam Auckland; Trường Eagle Flight Training, Gisborne; Học viện Hàng không quốc tế (International Aviation Academy of New Zealand), Christchurch; Học viện Hàng không New Zealand (The New Zealand Airline Academy), Oamaru.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố đa dạng trong đào tạo giúp New Zealand duy trì vị thế là điểm đến hàng đầu thế giới về đào tạo phi công trong nhiều năm qua

Hoạt động này tạo điều kiện thắt chặt quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về hàng không, tăng cường kết nối với mạng lưới cựu sinh viên, đồng thời mang đến cơ hội tìm hiểu về chương trình đào tạo phi công tại New Zealand cho học viên Việt Nam.

Từ năm 2015, New Zealand đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều học viên phi công Việt Nam nhờ vào Thỏa thuận hợp tác về hàng không giữa Bộ Giao thông vận tải New Zealand và Bộ Giao thông vận tải Việt Nam.

Trước dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về số học viên phi công quốc tế tại New Zealand. Từ năm 2015 đến 2022, đã có 126 học viên Việt Nam được cấp giấy phép phi công thương mại tại New Zealand.

Hiện nay, New Zealand có bốn trường đào tạo phi công được kiểm định và chấp thuận bởi Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam. Kể từ khi New Zealand mở cửa biên giới trở lại vào hơn một năm trước, các trường này cũng bắt đầu chào đón sinh viên quốc tế từ khắp nơi quay trở lại học tập.

New Zealand là một trong những điểm đến được ưa chuộng về đào tạo phi công, nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố đa dạng trong đào tạo, giúp trang bị tốt nhất kiến thức và kỹ năng vững chắc cho các phi công chuyên nghiệp, để họ có thể phát triển sự nghiệp ở bất kỳ đâu. Những yếu tố này bao gồm thực hành bay trong nhiều không phận khác nhau. Các phi công thực tập được tiếp cận và thử sức với những sân bay đông đúc, phức tạp, giao tiếp qua hệ thống điện thoại vô tuyến, và làm quen với các thiết bị bay và các môi trường bay khác nhau.

Đoàn New Zealand cũng có buổi họp với các đại diện Cục Hàng không Việt Nam, trao đổi về các bước tiếp theo của Thỏa thuận hợp tác hàng không dân dụng tái ký vào tháng 11 năm ngoái

New Zealand có các điều kiện thời tiết đa dạng. Vì thế, các phi công có thể thử sức ở những loại hình khí tượng khác nhau, từ điều kiện thời tiết tốt đến khắc nghiệt. Quá trình thực hành dưới nhiều điều kiện thời tiết sẽ mang đến những trải nghiệm bay toàn diện, giúp học viên sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tương lai.

Ông Simon Wallace - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Hàng không New Zealand cho biết, chuyến thăm Việt Nam của các trường đào tạo phi công New Zealand lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tái kết nối và giới thiệu các cơ hội học tập tại New Zealand cho các học viên tại Việt Nam trên hành trình trở thành phi công chuyên nghiệp.

Mỹ Phụng
Bài viết cùng chủ đề: Hàng không Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo