Thứ ba 19/11/2024 14:29

Các tỉnh thành phố phía Nam thực hiện kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn

Ngày 17/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã tổ chức cuộc họp với các sở Công Thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở kế hoạch và Đầu tư, các Trung tâm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của 20 tỉnh, thành phố phía Nam để trao đổi chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn và xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư - thương mại. 

Hội nghị Triển khai chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn và xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại

Chương trình kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn

Tại Hội nghị sơ kết hai năm Chương trình hợp tác giữa các Trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư các tỉnh, thành phố phía Nam (2014 - 2015) diễn ra tại thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 4/2016 vừa qua, vấn đề “Kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn” đã được một số sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại đề xuất đưa vào chương trình hành động trong năm 2016.

Theo đó, các tỉnh, thành phố phía Nam đã đề nghị ITPC làm đầu mối sớm tổ chức chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn để các tỉnh, thành đưa nguồn rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến… được sản xuất an toàn giới thiệu rộng rãi đến các kênh tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các địa phương. Hơn thế nữa, trước thực trạng rất nhiều vụ việc liên quan thực phẩm không an toàn vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng được thông tin khiến người tiêu dùng ngày càng lo lắng và mong muốn tìm được nhiều nguồn hàng an toàn.

Đại diện một số sở ngành của các tỉnh, thành phố phía Nam đã nhất trí cùng nhau liên kết hành động vì nền nông nghiệp – sản xuất thực phẩm an toàn, tạo cầu nối cho các nhà cung ứng và nhà phân phối hình thành chuỗi thực phẩm an toàn. Chương trình kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn dự kiến được tổ chức vào tháng 7/2016 tại TP. Hồ Chí Minh.

Để chuẩn bị, giúp cho các nhà sản xuất rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến… an toàn đạt được hiệu quả giao thương cao nhất, ITPC sẽ mời nhiều nhóm đối tượng tiêu thụ như các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các nhà cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể; tiểu thương các chợ đầu mối, tiểu thương các chợ bán lẻ; các cửa hàng tiện lợi; các cửa hàng chuyên doanh trái cây, rau củ quả; các DN chế biến thực phẩm…

Ngoài ra, các địa phương có nguồn cung hàng hóa đã cùng thống nhất sẽ cung cấp trước các thông tin về các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn, nêu rõ quy mô sản xuất, năng lực cung ứng, qui cách hàng hóa, quan trọng nhất là các chứng nhận chứng minh qui trình sản xuất sản phẩm an toàn. Từ những thông tin nguồn cung, các đơn vị có nhu cầu tiêu thụ sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.

Thực hiện xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại

Thực hiện chương trình xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại, các sở, trung tâm xúc tiến của 21 tỉnh, thành phố đã góp ý cho bộ tiêu chí dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại, mong muốn cố gắng hoàn thành trong năm 2016 để có thể phục vụ các DN, nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin một cách tốt nhất.

Việc xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại có ý nghĩa là nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung về các vấn đề đầu tư, thương mại của 21 tỉnh thành, tạm gọi là “Mô hình 1 + 20”. Dữ liệu dùng chung và được cập nhật thường xuyên để sử dụng. Điều này có lợi là các đoàn khách trong nước và quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh hay bất kỳ địa phương nào trong 21 tỉnh, thành phố để tìm hiểu đầu tư thì đều được giới thiệu tiềm năng các tỉnh, thành phố khác.

Ngoài ra, mỗi địa phương khi đi xúc tiến đầu tư, thương mại ở nước ngoài đều có thể dùng những thông tin này giới thiệu cho nhau, có lợi cho việc thu hút nhà đầu tư vào tìm hiểu đầu tư trên diện rộng nếu như một địa phương không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này vừa làm đa dạng, phong phú các sản phẩm tiếp thị, vừa tiết kiệm chi phí khi liên kết đi xúc tiến thương mại - đầu tư ở nước ngoài.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA