Thứ hai 23/12/2024 01:28

Bộ Thông tin và Truyền thông: Sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới về vấn đề quảng cáo

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới về quảng cáo. Mong các Bộ, ngành địa phương trong thẩm quyền cùng rà soát và xử lý.

Mỗi tháng chặn 30.000-40.000 cuộc gọi rác

Tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Hữu Thông - đoàn Ninh Thuận chất vấn, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông có tình trạng cát cứ thông tin, dữ liệu khi xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia. Ông Thông đề nghị làm rõ những cơ quan nào cát cứ? Trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp nào để khắc phục?

Ngoài ra, hiện nay có một vấn đề khủng bố qua điện thoại, có cả tin nhắn và điện thoại trực tiếp liên quan đến đời nợ thuê, quảng cáo còn khá là phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Vậy Bộ trưởng có giải pháp hiệu quả như thế nào để chấm dứt tình trạng trên trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 4/11

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, về mặt luật pháp thì không có dữ liệu của bộ ngành, địa phương mà có dữ liệu của Chính phủ và Chính phủ quyết định việc chia sẻ, xây dựng.

Nhưng về tâm lý cũng có câu chuyện, một là có đơn vị xây dựng xong cơ sở dữ liệu nhưng chưa yên tâm có chính xác hay không nên đắn đo cân nhắc là có nên mang ra cho mọi người dùng.

Bên cạnh đó, có cơ quan đắn đo nếu cho các đơn vị khác kết nối vào, nếu không đảm bảo an toàn thông tin, mất dữ liệu thì mình phải chịu trách nhiệm.

Tất nhiên cũng có tâm lý dữ liệu là một loại tài nguyên, tài sản, nếu chia sẻ cho nhiều người biết thì quyền của mình nhỏ đi, đó cũng là tâm lý thật", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng khẳng định, 8 cơ sở dữ liệu đã kết nối "đến giờ phút này không có chuyện cát cứ, kết nối và chia sẻ hiệu quả". Đây là những kinh nghiệm ban đầu. Năm tới, Bộ sẽ chính thức yêu cầu các bộ ngành, địa phương công khai các dữ liệu của đơn vị mình.

Trả lời đại biểu Nguyễn Hữu Thông về tình trạng khủng bố qua điện thoại như đòi nợ thuê, quảng cáo gây ảnh hưởng đến người dân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mỗi tháng trong năm 2022, Bộ nhận được khoảng 30.000 phản ánh của người dân về cuộc gọi rác, khủng bố.

Thời gian qua, các đơn vị đã dùng công nghệ rất tốt nên tin nhắn rác đã không còn nhiều như trước. Tuy nhiên, các cuộc gọi rác lại đang nổi lên. Điện thoại rác là vấn nạn toàn cầu, ở Mỹ, mỗi người dân phải nhận cuộc gọi không liên quan hàng tháng gấp 3 Việt Nam.

Gần đây, Bộ đã chính thức công bố số điện thoại để người dân phản ánh về cuộc gọi rác này. Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói phải dùng công nghệ.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các nhà mạng phát triển công nghệ phát hiện cuộc gọi rác và chủ động ngăn chặn. Mỗi tháng chúng tôi chặn 30.000-40.000 cuộc gọi rác. Những tháng gần đây cuộc gọi rác được xử lý tốt hơn", Bộ trưởng nói.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái được chào bán công khai trên mạng xã hội

Tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai phản ánh trên các nền tảng và mạng xã hộinhư Facebook hay TikTok, hàng giả, hàng nhái được chào bán một cách rất công khai như đồng hồ hàng hiệu có 20 triệu, đại biểu cho rằng vấn nạn cần phải siết lại và cần phải xử lý. Bộ trưởng cho biết giải pháp thời gian tới để xử lý thực trạng này như thế nào?

Đại biểu Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận vấn đề chủ yếu hiện nay là trên các nền tảng xuyên biên giới xuất hiện nhiều quảng cáo sai sự thật, nhất là trên Facebook, YouTube…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, vấn đề quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng, đây là vấn đề khá nhức nhối. Cơ bản quy định pháp luật Việt Nam là các cơ quan phải đảm bảo thực hiện quản cáo đúng pháp luật, tuy nhiên 2 năm gần đây có hình thức quảng cáo mới. Vừa qua, Bộ đã sửa các văn bản, Nghị định và thanh tra kiểm tra để các cơ quan truyền thông chú ý thực hiện việc này

Đối với các nền tảng xuyên biên giới, Bộ sẽ chính thức thanh tra về vấn đề quảng cáo. Mong muốn các Bộ, ngành địa phương trong thẩm quyền cùng rà soát các lĩnh vực có liên quan đến ngành mình để kiểm tra xử lý vấn đề này”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói và đề nghị các bộ ngành, địa phương cần chung tay vào cuộc để xử lý quảng cáo sai sự thật trên các nền tảng xuyên biên giới.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài