Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức truyền thống, có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID.
Hoàn thành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp về chính quyền địa phương trước 30/6 Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Sẽ sửa 8/120 điều của Hiến pháp

Chiều 4/5, trả lời báo chí tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, Đảng ủy Quốc hội đã phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Q.N)

Theo bà Nguyễn Phương Thủy, kết quả nghiên cứu của Đảng ủy Quốc hội và các cơ quan đã được báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có tờ trình gửi đại biểu và sẽ báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc ngày 5/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp.

Mặc dù nội dung sửa đổi cụ thể chưa đề cập, nhưng các vấn đề tập trung nghiên cứu đã được nêu trong tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể là các nội dung liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định tại Chương 9 Hiến pháp liên quan chính quyền địa phương các cấp.

Với nội dung phạm vi nghiên cứu sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cho phép nghiên cứu theo hướng ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. "Số điều của Hiến pháp có khả năng sửa khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều" - bà Nguyễn Phương Thủy thông tin.

Cũng theo bà Nguyễn Phương Thủy, ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Dự thảo nghị quyết này sẽ được công bố lấy ý kiến toàn dân. Nội dung này dự kiến thực hiện rất sớm, theo kế hoạch là từ 6/5, tức là sau khi ủy ban được thành lập sẽ công bố dự thảo lấy ý kiến nhân dân và lấy ý kiến trong khoảng 1 tháng.

Sau đó, Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của nhân dân và đại biểu tại kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất trước ngày 26/6 để làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 2 cấp.

Có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID

Có ý kiến cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng là hơi gấp, nhưng bà Thủy cho biết, lần sửa đổi bổ sung này phạm vi không nhiều, chỉ 8/120 điều Hiến pháp, nội dung cũng tương đối cụ thể, rõ ràng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy (Ảnh: Q.N)

Trong lần lấy ý kiến nhân dân lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống đã thực hiện trong các lần sửa Hiến pháp trước đây, thì có thể áp dụng hình thức tham gia ý kiến, lấy ý kiến thông qua app VNeID.

"Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công an tích cực triển khai để lấy ý kiến nhân dân thông qua ứng dụng này. Đây cũng là điểm mới trong lấy ý kiến nhân dân" - bà Thủy nói.

Cũng theo bà Nguyễn Phương Thủy, Quốc hội, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị cần nỗ lực tối đa trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Trong đó, việc tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý được xác định là khâu then chốt. Đây là những rào cản lớn đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Thực tế cho thấy, công tác rà soát, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội triển khai thường xuyên từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa X.

Những nội dung bất cập, chồng chéo luôn được đưa ra xem xét sửa đổi, bổ sung tại các kỳ họp. Tinh thần đó tiếp tục được phát huy tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV - kỳ họp có khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước đến nay.

Tại họp báo, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hết sức hệ trọng, khối lượng công việc cần triển khai rất lớn, có nhiều đổi mới trong cách làm, nhưng thời gian thực hiện không nhiều và phải hết sức khẩn trương, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhằm thể chế hoá kịp thời kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; căn cứ vào chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tập trung vào 2 nhóm nội dung. Thứ nhất, quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tại các điều 9, 10 và 84 để sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, Hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng).

Thứ hai, quy định về chính quyền địa phương tại Chương IX để tạo cơ sở pháp lý hiến định cho việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa hai quốc gia Việt Nam và Sri Lanka.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa. Bảo đảm điện năng, không để thiếu điện trong mọi tình huống.

Tin cùng chuyên mục

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với chủ trương báo cáo Quốc hội về việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp.
Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm 4 nước Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ tạo động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Thông tin tại họp báo chiều 4/5, đại diện Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp.
Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Sáng 4/5, Tổng thống Sri Lanka đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025) diễn ra tại huyện Côn Đảo tối ngày 3/5.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Chiều 3/5/2025, tại huyện Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Chiều 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trên toàn quốc được tổ chức tại Côn Đảo.
96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Các địa phương phối hợp chặt chẽ, xây dựng đề án sáp nhập đúng quy trình. Khoảng 96% nhân dân đồng thuận về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Ngày 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo; viếng Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo,...
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật 'Bài ca chiến thắng'

Tối 2/5, chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga từ 5 - 12/5.
Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới chuẩn hóa tiêu chí công nhận chuyên gia, nhà khoa học, tổng công trình sư trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh, có hiệu lực từ 1/7/2025.
Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Việc sáp nhập tỉnh, thành lập mới các xã là cơ hội “vàng” mở rộng không gian phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Trong sự thành công của chuỗi các sự kiện lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có đóng góp rất lớn của Công an TP. Hồ Chí Minh.
Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn thế giới đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương.
Mobile VerionPhiên bản di động