Thứ năm 17/04/2025 04:42

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.

Đóng cửa, mở app - đối diện thử thách mới

Không khó để nhận ra rằng, những con phố từng sầm uất với các cửa hàng quần áo, đồ gia dụng, mỹ phẩm hay đồ điện tử ở Hà Nội như: Cầu Giấy, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch... nay đã thưa thớt khách hơn trước. Những ngày cuối tuần, vốn là thời điểm mua sắm nhộn nhịp, nay không còn cảnh chen chúc trong các cửa hàng. Thay vào đó, người tiêu dùng lướt Shopee, TikTok Shop hoặc Lazada... để tìm sản phẩm với giá tốt hơn, giao hàng tận nơi và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2024, tổng doanh thu từ thương mại điện tử đạt hơn 227 nghìn tỷ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ đạt 63 tỷ USD vào năm 2030, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2024.

Nhiều khách hàng lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Trước tình trạng kinh doanh ế ẩm, các chủ cửa hàng buộc phải trả mặt bằng, chấm dứt mô hình kinh doanh truyền thống để chuyển sang bán hàng trực tuyến. Chị Mai, chủ một cửa hàng quần áo tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Mỗi tháng, tôi phải chi hơn 40 triệu đồng cho tiền thuê mặt bằng, chưa kể điện, nước, nhân viên, nhưng lượng khách ngày càng thưa thớt. Tôi phải trả mặt bằng và nghiên cứu đẩy mạnh bán hàng trực tuyến”.

Việc chuyển sang thương mại điện tử giúp người bán tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, tiếp cận lượng khách hàng rộng lớn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt, phụ thuộc vào thuật toán của các nền tảng và các vấn đề liên quan đến vận chuyển, hoàn hàng...

Nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng vì vắng khách

Trải nghiệm khách hàng là “chìa khóa”

Ở phía người tiêu dùng, thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích như giá rẻ, tiện lợi, nhưng cũng có nhiều rủi ro. Chị Hà, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, chia sẻ: “Tôi thích mua online vì có nhiều khuyến mãi. Nhưng cũng có lúc mua phải hàng không giống mô tả, phải mất thời gian đổi trả. Khác ở cửa hàng, có thể kiểm tra trực tiếp”.

Dù đang chịu áp lực lớn từ thương mại điện tử, các cửa hàng truyền thống không hoàn toàn bị “xóa sổ” nếu biết cách thích nghi. Một số mô hình kết hợp giữa bán hàng trực tiếp và trực tuyến đang dần được áp dụng. Ví dụ như một số cửa hàng thời trang tận dụng không gian để làm studio livestream, vừa bán cho khách ghé qua cửa hàng, vừa bán online.

Chị Hương, chủ một cửa hàng phụ kiện thời trang tại Hà Nội, chia sẻ: “Thời gian đầu, cửa hàng rất vắng khách. Sau khi kết hợp bán online trên mạng xã hội, đơn bắt đầu về đều hơn. Hiện tại, bán online chiếm gần 70% doanh thu mỗi tháng. Nhờ thay đổi kịp thời, tôi mới có thể duy trì việc kinh doanh đến giờ”.

Theo một chuyên về gia bán lẻ, để trụ vững trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, các cửa hàng cần tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo và nâng cao dịch vụ khách hàng. Việc kết hợp bán hàng trực tiếp và online qua mạng xã hội sẽ giúp mở rộng thị trường. Ngoài ra, xây dựng thương hiệu cá nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là những chiến lược quan trọng.

Các chủ cửa hàng kết hợp bán hàng online và truyền thống

“Sự trỗi dậy của thương mại điện tử đang thay đổi toàn bộ cục diện thị trường bán lẻ. Trong khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến, các cửa hàng truyền thống phải tìm cách thích nghi để tồn tại. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tận dụng công nghệ và cải thiện trải nghiệm khách hàng sẽ là "chìa khóa" để các cửa hàng truyền thống không bị bỏ lại phía sau” - vị chuyên gia khẳng định.

Bài và ảnh: Lê Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam