Thứ tư 14/05/2025 00:32
Cục phó Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh:

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại và việc triển khai thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Ngày 15/8, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Cấn Dũng

Để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XX đề ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế năm 2025 (công nghiệp, xây dựng 61%; dịch vụ 31%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 9%/năm trở lên; giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân từ 7%/năm trở lên... Thái Nguyên đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị đến Bộ Công Thương liên quan đến phát triển cụm công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, thương mại...

Trong đó, địa phương này đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, giới thiệu nhà đầu tư tiềm năng về lĩnh vực thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… đầu tư kinh doanh tại tỉnh Thái Nguyên và kết nối với sàn thương mại điện tử các tỉnh, tạo cơ hội thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của địa phương, tạo việc làm và tăng chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Bá Chính - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Cấn Dũng

Trước những kết quả về tình hình kinh tế - xã hội mà tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong thời gqua, cũng như việc địa phương này đề xuất nhiều kiến nghị về lĩnh vực thương mại điện tử, bà Lại Việt Anh – Cục phó Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết rất ấn tượng trước việc các lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên nói chung và Sở Công Thương nói riêng đã rất sát sao và quan tâm chỉ đạo trong phát triển thương mại điện tử.

Theo báo cáo của Cục Thống kê, năm 2023, Thái Nguyên là địa phương xếp thứ 3 trên toàn quốc về mức độ đóng góp của kinh tế, giá trị tăng thêm của kinh tế số khớp với thông tin của địa phương đứng thứ 3 toàn quốc, trên cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong tỷ trọng rất cao này phần lớn là đóng góp của ngành sản xuất linh kiện điện tử công nghệ và công nghệ thông tin.

Tôi rất ấn tượng với tinh thần chuyển đổi số của doanh nghiệp và với tinh thần mạnh mẽ từ lãnh đạo địa phương cũng như là các doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng Thái Nguyên có đầy đủ yếu tố để có thể trở thành một trong những trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong việc phát triển thương mại điện tử, bởi tỉnh có các điều kiện thuận lợi như: 40 % sản phẩm OCOP là thương hiệu rất mạnh; hệ thống vận chuyển, giao thông rất thuận tiện để có thể trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử”, bà Lại Việt Anh đánh giá.

Bà Lại Việt Anh – Cục phó Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: Cấn Dũng

Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho rằng mặc dù chỉ số về thương mại điện tử của Thái Nguyên xếp hạng chưa cao (xếp thứ 28) trên toàn quốc, tuy nhiên so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc thì tỉnh xếp thứ 3 kể cả các chỉ số chung về thương mại điện tử.

Bà Lại Việt Anh đánh giá, thương mại điện tử là một kênh rất hiệu quả để có thể kết nối và xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như phân phối trực tiếp các sản phẩm của vùng miền, từ sản xuất đến với người tiêu dùng không chỉ trên toàn quốc mà có thể hướng đến xuất khẩu ra thị trường toàn cầu. Vì thế, bà Lại Việt Anh cho biết, trong khuôn khổ của chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Cục sẽ phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương xây dựng năng lực ứng dụng thương mại điện tử và đưa sản phẩm của mình lên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Về việc tỉnh Thái Nguyên đề nghị hỗ trợ giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng về thương mại điện tử đến đầu tư tại địa phương và kết nối tiêu thụ hàng hóa, bà Lại Việt Anh cam kết trong chương trình làm việc với các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp là thành viên các nền tảng thương mại điện tử trong và ngoài nước sẽ giới thiệu những sản phẩm thương hiệu lớn của địa phương.

Tôi rất mong Sở Công Thương tiếp tục phối hợp trong việc lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín và những thương hiệu mà có ước tính sản lượng đủ lớn để có thể tiêu thụ được ở trên thị trường trong và ngoài nước để sẵn sàng kết nối”, bà Lại Việt Anh nói.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử