Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, khai thác hiệu quả FTA Việt Nam - Israel

Ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã có trao đổi với Báo Công Thương về những tiềm năng của FTA Việt Nam – Israel.
FTA Việt Nam - Israel: Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận thị trường FTA Việt Nam - Israel: Mặt hàng trái cây nào sẽ được hưởng lợi?

Thưa ông, ngày 02/4/2023, sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, tại Tel Aviv, Israel, hai Bên đã ra tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), quá trình này đã trải qua những thuận lợi và khó khăn như thế nào?

Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 02/4/2023, Việt Nam và Israel đã tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước (VIFTA). Để có được thành quả này, cơ quan đàm phán giữa hai nước đã phải nỗ lực rất nhiều, từ bước nghiên cứu tiền khả thi, đến bước xác định quy mô Hiệp định và tiến hành đàm phán. Hai bên đã tổ chức 12 phiên đàm phán chính thức và rất nhiều các phiên họp kỹ thuật để giải quyết các vướng mắc, các nội dung đàm phán phức tạp. Trong giai đoạn Covid-19, hai Bên đã nỗ lực tổ chức các cuộc đàm phán dưới nhiều hình thức như trực tuyến, gửi thư, email, công hàm… để không làm gián đoạn tiến trình đàm phán FTA Việt Nam – Israel.

FTA Việt Nam - Israel: Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương tại Israel
Ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương

Quyết tâm chính trị, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo hai Bên cùng với sự làm việc nghiêm túc, linh hoạt và hợp tác chặt chẽ của các thành viên đoàn đàm phán đã tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán được diễn ra thuận lợi. Tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định VIFTA đã được ký nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong thời gian tới, cơ quan đàm phán hai Bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hoàn tất các thủ tục pháp lý của từng nước, bao gồm việc rà soát pháp lý và các thủ tục nội bộ khác, sớm ký kết Hiệp định.

Ông đánh giá như thế nào về công tác thông tin thị trường, kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Israel?

Israel là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Trong 05 năm vừa qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Israel tăng trưởng tích cực. Nếu như năm 2018, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt 1,1 tỷ USD thì tới năm 2022, con số này đã tăng gấp đôi là 2,2 tỷ USD.

Để đạt được những kết quả như trên, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong công tác thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối giao thương nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Israel. Điều này được thể hiện rõ qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cùng với Thương vụ Việt Nam tại Israel thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin về thị trường, các thay đổi về chính sách thương mại và quy định nhập khẩu mới của Israel, hướng dẫn doanh nghiệp, định hướng mặt hàng xuất khẩu, cơ hội giao thương, danh sách các công ty kinh doanh của Israel có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp… trên các trang thông tin điện tử và tạp chí chuyên ngành.

Thứ hai, một số ấn phẩm, sổ tay doanh nghiệp do Thương vụ Việt Nam tại Israel biên soạn đã được đăng tải trên các trang mạng điện tử nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có thêm thông tin về quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản và thực phẩm vào Israel, các chính sách nhập khẩu mới của nước này…

Thứ ba, các sự kiện xúc tiến thương mại như hội thảo kết nối giao thương, tham dự các triển lãm, hội chợ giới thiệu quảng bá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam… do Bộ Công Thương tổ chức cũng được triển khai hàng năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại với các đối tác Israel.

Tuy nhiên, để có thể khai thác tốt hơn nữa tiềm năng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Israel, các doanh nghiệp cần tích cực quan tâm, đầu tư khai thác thị trường Israel hơn nữa như chủ động sang khảo sát, tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại tổ chức tại Israel, trực tiếp gặp gỡ đối tác bạn hàng để phát hiện ra nhu cầu hợp tác của nhau, qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh đó, Israel vốn là địa bàn nhạy cảm về các xung đột và bất ổn chính trị trong khu vực Trung Đông nên các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến an ninh chính trị tại Israel và khu vực để sớm có phương án hợp tác kinh doanh phù hợp.

Trước những cơ hội và thách thức mới như hiện nay, ông có những khuyến nghị như thế nào với Chính phủ, với các doanh nghiệp, với các hiệp hội ngành hàng đồng thuận phê chuẩn để Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Israel sớm được ký kết và thực thi trong thời gian tới ?

Để ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định VIFTA, cần sự nỗ lực rất lớn của cơ quan nhà nước hai Bên để tiến hành các thủ tục nội bộ cần thiết. Để quá trình này được nhanh chóng hoàn hành, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, ngành khác trong việc rà soát pháp lý lời văn của Hiệp định, sau đó, tiến hành các thủ tục nội bộ cho việc ký kết.

Về phía doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, chúng tôi khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội nên tích cực tìm hiểu thông tin thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để tìm kiếm các bạn hàng, đối tác, nắm được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Israel, từ đó có được các cơ hội hợp tác khi Hiệp định được chính thức đi vào thực thi. Đây là một Hiệp định có mức độ cam kết thực chất về mở cửa thị trường, dự kiến sẽ mang lại những cơ hội lớn về thương mại, dịch vụ và đầu tư cho doanh nghiệp của hai nước.

Thời gian tới, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương sẽ có những hỗ trợ như thế nào đối với doanh nghiệp, với hiệp hội ngành hàng cũng như các hoạt động để duy trì, thu hút vào thị trường này nhằm thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Israel, thưa ông?

Để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Israel, trong thời gian tới, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) dự kiến sẽ phối hợp với một số đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động.

FTA Việt Nam - Israel: Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương tại Israel

Thứ nhất, về công tác thông tin thị trường, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi dự kiến trong thời gian tới sẽ tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm doanh nghiệp nhằm giới thiệu, phổ biến thông tin thị trường Israel và nội dung FTA Việt Nam - Israel cũng như lợi ích của Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cùng với Thương vụ Việt Nam tại Israel sẽ tiếp tục cập nhật thông tin diễn biến thị trường, các thay đổi chính sách thương mại, quy định nhập khẩu mới của Israel và đăng tải rộng rãi trên các trang thông tin điện tử và tạp chí.

Thứ ba, là cơ quan đại diện của Bộ Công Thương tại nước ngoài, Thương vụ Việt Nam tại Israel luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xác minh thẩm tra tư cách pháp nhân các doanh nghiệp đối tác tại Israel, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường và thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với Israel.

Thứ tư, các doanh nghiệp Israel ngày càng quan tâm tới thị trường và đối tác Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp hàng hóa ổn định quan trọng tại châu Á (nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thủy hải sản, lương thực thực phẩm chế biến, nước giải khát, hàng gia dụng, sản phẩm và thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng…) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước.

Nắm bắt được nhu cầu đó, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi hàng năm đều xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, chương trình đưa hàng vào hệ thống siêu thị của Israel, tuần hàng tại một số siêu thị lớn tại Israel… nhằm thúc đẩy các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sang nước này. Vụ Thị trường châu Á – châu Phi dự kiến sẽ tổ chức đoàn làm việc kết hợp xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương tại Israel ngay trong Quý III năm 2023.

Thứ năm, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến hết ngày 20/3/2023, thu hút đầu tư FDI từ Israel vào Việt Nam đạt 145,56 triệu USD, đứng thứ 45 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Israel vào Việt Nam chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ thông tin, nông nghiệp… Một số tổ chức và doanh nghiệp Israel hiện đang quan tâm tới hợp tác với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ sản xuất năng lượng sạch, công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo, đầu tư vào các dự án năng lượng điện mặt trời, công nghệ cao...

Có thể thấy, tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Israel là rất lớn. Do đó, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi dự kiến sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trong Bộ để hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp/tổ chức của Israel sang thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng sạch.

Xin trân trọng cảm ơn Ông!

Trang Anh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin cùng chuyên mục

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực -

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Xem thêm