Thứ bảy 21/12/2024 16:03

Bộ Công Thương rà soát, trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII

Đề án Quy hoạch điện VIII vừa được Bộ Công Thương trình lại tại Tờ trình 4778/TTr-BCT ngày 11/8/2022, trong đó có 6 nội dung xin ý kiến Thường trực Chính phủ.

Theo đó, 6 nội dung được Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ trong tờ trình lần này là rà soát các dự án điện than, điện khí; các dự án điện mặt trời; các chỉ tiêu liên quan đến điện tại Nghị quyết 55-NQ/TW; cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII; về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).

Đề án Quy hoạch điện VIII vừa được Bộ Công Thương trình lại tại Tờ trình 4778/TTr-BCT ngày 11/8/2022

Thứ nhất về rà soát các dự án điện than, điện khí: Việc không đưa một số dự án nhiệt điện than, khí (14.120 MW nhiệt điện than, 1.500 MW nhiệt điện khí) vào dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương báo cáo rõ tại Văn bản số 412/BCT-ĐL ngày 22/7/2022, phù hợp với đề nghị của các địa phương, kiến nghị của các chủ đầu tư. Do đó, cơ bản không có rủi ro về mặt pháp lý.

Tờ trình cũng nêu, một số chi phí của các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đã bỏ ra để khảo sát, chuẩn bị đầu tư dự án, các tập đoàn có trách nhiệm xử lý theo quy định.

Thứ hai, về các dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư, nhưng chưa vận hành với tổng công suất khoảng 2.428,42 MW. “Việc đẩy lùi các dự án này ra sau năm 2030 có thể sẽ gặp phải những vấn đề về an ninh trật tự xã hội, rủi ro về mặt pháp lý và kinh phi đền bù cho các nhà đầu tư”- Tờ trình nêu cụ thể.

Tuy nhiên, các dự án này cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt. Sau này, nếu các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các dự án này được tiếp tục triển khai trong giai đoạn đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2030 khoảng 148.358,5 MW đối với phương án phụ tải cao phục vụ điều hành.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị giãn tiến độ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136,25 MW (đã được Bộ Công Thương báo cáo tại Văn bản số 3787/BCT-ĐL ngày 4/7/2022) sang giai đoạn sau năm 2030.

Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, tính toán khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất cục bộ, vận hành an toàn kinh tế của hệ thống. Trường hợp cần thiết xem xét báo cáo Chính phủ cho phép đẩy lên giai đoạn trước năm 2030 nếu các nguồn khác chậm tiến độ để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tranh thủ mức giá ngày càng rẻ của điện mặt trời.

Thứ ba, liên quan đến các chỉ tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW, với thực tế Quy hoạch điện VIII là một phần của Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia và đang dự kiến tổng công suất quy hoạch của các nguồn điện đến năm 2030 đạt 148.358 MW (gồm cả 2.428,42 MW nguồn điện mặt trời nếu được chấp thuận triển khai trước năm 2030); sản lượng điện đến năm 2030 khoảng 551,3-595,4 tỷ kWh và nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ ở mức 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045, cao hơn so với Nghị quyết 55-NQ/TW do giảm quy mô nhiệt điện than.

Bộ Công Thương cũng nhận định rằng, Quy hoạch điện VIII cơ bản phù hợp, không vi phạm với mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW. Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ về vấn đề này.

Thứ tư, về cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VII, Bộ cũng kiến nghị Thường trực Chính phủ cũng được kiến nghị xem xét thông qua đề án Quy hoạch điện VIII với cơ cấu nguồn đến năm 2030 cụ thể:

Tổng công suất các nhà máy điện (đã tính đến 2.428,42 MW công suất các dự án điện mặt trời sau khi đã rà soát nêu trên, đưa vào vận hành trước năm 2030) khoảng 120.995-148.358 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).

Trong đó, thủy điện (tính cả thủy điện nhỏ) đạt 26.795-28.946 MW, chiếm tỷ lệ 19,5-22,1%; nhiệt điện than 37.467 MW, chiếm tỷ lệ 25,3-31%; nhiệt điện khi (tỉnh cả nguồn điện sử dụng LNG) 29.880-38.980 MW, chiếm tỷ lệ 24,726,3%; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) 21.666-35.516 MW, chiếm tỷ lệ 17,9-23,9%, nhập khẩu điện 3.937-5.000 MW, chiếm tỷ lệ 3,3-3,4%.

Thứ năm, về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 126/BC-ĐL ngày 21/7/2022 đề nghị Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp như sau:

Đối với các dự án chuyển tiếp, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế như Bộ Công Thương đã nêu tại Báo cáo số 17/BC-BCT ngày 27/01/2022 về cơ chế xác định giá bán điện giỏ, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp: nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đảm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.

Với các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai: Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như nêu ở trên, để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại: đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo để Bộ Công Thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại Hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các chủ đầu tư nhằm hài hoà lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và Nhà nước.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ có Quyết định bãi bỏ các Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, Quyết định số 37/2011QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió. Giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị Dự thảo Quyết định, xin ý kiến các Bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Thứ sáu, về Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 229/VPCPCN ngày 11/01/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quyết định quy định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Ngày 9/5/2022, Dự thảo Quyết định đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương để lấy ý kiến. Bộ Công Thương đang trong quá trình tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp,... để hoàn thiện Dự thảo Quyết định.

Ngoài ra, do có một số quy định mới sửa đổi, nên Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp rà soát, có ý kiến về thẩm quyền ban hành thí điểm cơ chế này để Bộ Công Thương có cơ sở triển khai và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Việt Anh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo