Chủ nhật 24/11/2024 16:28

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Xây dựng “hành lang” bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch online

Thời gian qua, thương mại điện tử đã trở thành hình thức kinh doanh ngày càng trở thành xu hướng tại Việt Nam. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, hiện nay việc bán hàng trực tuyến đang là hình thức phổ biến. Việc kinh doanh này giúp cho cả người bán và người mua tiết kiệm được thời gian, chi phí thanh toán... Tuy nhiên, trong kinh doanh online, xảy ra tình trạng người tiêu dùng đặt mua hàng online trên livestream TikTok, Facebook, khi nhận về nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, gây bất an cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm.

Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng,

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, một số cử tri của các tỉnh đã gửi phản ánh về tình trạng này và đặt băn khoăn về vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý, xử lý các trường hợp vi phạm về kinh doanh trên môi trường mạng.

Về phía Bộ Công Thương, thông tin phản hồi về kiến nghị của các cử tri, Bộ Công Thương cho biết, Bộ với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động thương mại điện tử đã có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Theo đó, về mặt chính sách pháp luật, theo Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NÐ CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã tăng cường trách nhiệm của chu sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước gỡ bỏ các thông tin hàng hóa vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ, minh bạch hóa thông tin hàng hóa/ dịch vụ trên không gian mạng, đồng thời phải có cung cấp đầu mối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phản ứng nhanh với các vụ việc vi phạm pháp luật.…

Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ dự án Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2023. Theo đó, Luật cũng bổ sung trách nhiệm của các chủ thể vận hành nền tảng số/ nền tảng số trung gian với người tiêu dùng đối với các giao dịch trên không gian mạng.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

“Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành, lực lượng chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng công chức thực thi công vụ cho công chức; xây dụng Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử” - Bộ Công Thương cho biết.

Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu về giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội, cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ nguời tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; tăng cường hợp tác quốc tế về công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử...

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam

Trước thực trạng nhiều shop ảo có dấu hiệu lừa đảo ngày càng tràn lan trên không gian mạng đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong quản lý. Nhằm tăng cường công tác đấu tranh và ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã quyết liệt thực hiện nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra cũng như kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Cụ thể, năm 2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm. Năm 2022 gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm.

Hiện nay, mua hàng trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và mang lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Ảnh Đỗ Nga

Ba quý đầu năm 2023 gỡ bỏ/khóa 6.112 gian hàng với 19.319 sản phẩm vi phạm. Năm 2023, lực lượng quản lý thị trường cả nước phát hiện, xử lý 676 vụ vi phạm; xử phạt hành chính trên 10 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 5 tỷ đồng.

Điển hình, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), lực lượng Công an địa phương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triệt phá kho hàng lớn, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu bằng hình thức livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook tại Hà Nội, Gia Lai...

Qua đó đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm trang sức mỹ ký thời trang được livestream bán trên mạng xã hội tại 3 cửa hàng ở Lào Cai. Kiểm tra chuỗi kinh doanh xe đạp điện của Công ty Hamachi, lực lượng chức năng cũng phát hiện hàng trăm xe vi phạm.

Đồng thời, lực lượng đã chuyển cơ quan điều tra khởi tố 2 bị can trong vụ buôn bán hàng giả là thực phẩm trên các nên tảng mạng xã hội tại Hà Nội.…

“Với sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp kinh doanh vi phạm đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam” - Bộ Công Thương thông tin.

Để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh trên nền tảng không gian mạng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử (xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

Bộ cũng sẽ tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng; chủ động yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội, phối hợp rà soát, gỡ bỏ thông tin sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật; tăng cuờng chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Nhằm tiếp tục bảo đảm môi trường kinh doanh, ngày 26/2/2024, Bộ Công Thương đã có Công văn 1160/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung: yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý, giám sát thông tin hàng hóa trên không gian mạng.

Đồng thời, thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền về quản lý thông tin cho địa phương nhằm tăng cường quản lý, giám sát hàng hóa, bảo vệ nguời tiêu dùng, quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên không gian mạng.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’