Thứ năm 15/05/2025 18:57

Bình Thuận: Kiểm tra tiến độ dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận vừa đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Sông Bình tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình được UBND /chu-de/tinh-binh-thuan.topic chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2017. Dự án được giao cho Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận làm chủ đầu tư với diện tích 24 ha và tổng vốn đầu tư là 30 tỷ đồng.

Đây là cụm công nghiệp tập trung có quy mô nhỏ và vừa, đa dạng ngành nghề như: Chế biến sữa, sản xuất nước uống thiên nhiên, nước uống đóng chai và sản xuất bao bì. Dự án có quy mô gồm 13,7 ha đất công nghiệp, 1,2 ha đất hành chính - dịch vụ, 4,2 ha đất công trình kỹ thuật, 2,7 ha đất cây xanh, công viên và 2,4 ha đất giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Ảnh: UBND Bình Thuận

Tính đến nay, Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận đã đầu tư cơ bản hoàn thành hạ tầng Cụm công nghiệp Sông Bình. Tuy nhiên, hiện Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận đang gặp khó khăn trong quá trình lập các thủ tục liên quan đến hồ sơ cấp giấy phép môi trường dự án, chưa có vị trí đặt trạm bơm nước để phục vụ cho nhà đầu tư thứ cấp trong cụm công nghiệp. Đồng thời, Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận cũng mong muốn được chuyển đổi hình thức trả tiền thuê đất hàng năm sang trả tiền thuê đất 1 lần.

Dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2023, với tổng mức đầu tư là 500 tỷ đồng. Ảnh: UBND Bình Thuận

Được biết, dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2023, với tổng mức đầu tư là 500 tỷ đồng. Công suất của nhà máy có thể sản xuất ra 10 triệu lít sữa/năm; nước tinh khiết và nước giải khát các loại khoảng 19 triệu lít/năm.

Đến tháng 2/2024, Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận đã đầu tư xây dựng hoàn thành nhà máy và sẵn sàng đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, dự án này cũng đang vướng về hồ sơ cấp giấy phép môi trường; chưa hoàn thành hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận cũng mong muốn được chuyển đổi hình thức trả tiền thuê đất hàng năm của dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận sang trả tiền thuê đất 1 lần.

Qua kiểm tra thực tế và nghe ý kiến của lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương có liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải cho rằng, tiến độ đầu tư hạ tầng dự án Cụm công nghiệp Sông Bình của Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận đến nay là rất chậm, chưa đạt yêu cầu theo cam kết với UBND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chỉ đạo phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án. Ảnh: UBND Bình Thuận

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp này cần nhanh chóng hoàn thành các hạng mục còn lại để sớm đưa dự án vào hoạt động.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại và báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện phương án xả thải hiện nay của Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận có đảm bảo cho Cụm công nghiệp Sông Bình khi đi vào hoạt động không. Quá trình thực hiện xả thải phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật.

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận hoàn thành các thủ tục có liên quan đến giấy phép môi trường dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận, sớm trình UBND tỉnh hồ sơ cấp phép nguồn nước mặt cho Cụm công nghiệp Sông Bình.

Về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn cụ thể. Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận hoàn thành các thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận theo quy định.

Đối với kiến nghị của Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận về việc xin chuyển đổi hình thức trả tiền thuê đất hàng năm của dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và dự án Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận sang trả tiền thuê đất 1 lần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị công ty nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, hỗ trợ công ty hoàn thành các thủ tục liên quan trên nguyên tắc tuân theo đúng các quy định của pháp luật.

Tiểu Kết
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập