Thứ năm 26/12/2024 17:29

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.

Xuất khẩu chạm mốc gần 35 tỷ USD

Thông tin tại họp Hội nghị giao ban báo chí và thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 chiều ngày 25/12, ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương - cho biết: Trong năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Bình Dương tiếp tục hồi phục, tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Theo đó, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với cùng kỳ, các ngành chủ lực phục hồi tích cực. Trong đó, cơ cấu nội ngành công nghiệp cơ bản có chuyển biến tích cực, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng và từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,6% (năm 2023 tăng 6,1%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,29%. Qua đó, tiếp tục giữ vai trò động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thương mại dịch vụ (ước tăng 13,3%).

Ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh năm 2024 tại hội nghị

Đáng chú ý, xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Bình Dương trong năm 2024. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 của Bình Dương ước đạt 59 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng 12,2% (vượt kế hoạch năm). Thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.

Liên quan đến thu hút đầu tư, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết: Trong năm 2024, Bình Dương tiếp tục thu hút trên 80 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước và trên 2,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 73.600 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 807 ngàn tỷ đồng và 4.400 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 42,4 tỷ USD.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2024 của Bình Dương duy trì phát triển tích cực và đạt kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất - nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng; môi trường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước được cải thiện.

Cùng với đó, công tác điều hành nhiệm vụ thu - chi ngân sách đạt hiệu quả (tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 71.234 tỷ đồng, tăng 10% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% dự toán HĐND tỉnh giao); chi ngân sách tiết kiệm; đảm bảo cân đối chi cho các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chính sách lãi suất và cải tiến thủ tục hỗ trợ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Đảm bảo an sinh xã hội; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, UBND Bình Dương nhìn nhận vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Tổng sản phẩm trong tỉnh và GRDP bình quân đầu người tăng so với cùng kỳ nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác thu hút đầu tư một số ngành công nghệ cao chưa nhiều. Hoạt động của doanh nghiệp còn khó khăn.

Bên cạnh đó, tiến độ một số công trình, dự án giao thông còn chậm; công tác thẩm định giá đất, phê duyệt giá đất cụ thể để bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện nghĩa vụ tài chính, đấu giá đất phát sinh các khó khăn…

Năm 2025 - đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 - 10%

Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu năm 2025, UBND tỉnh Bình Dương cho biết: Tỉnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, cùng với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Cụ thể, về phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với hạ tầng đô thị và hội nhập quốc tế để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, thu hút đầu tư vào công nghệ cao như chíp bán dẫn, năng lượng sạch, và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, phát triển mạng lưới khu công nghiệp phù hợp, đặc biệt là khu công nghiệp xanh, sinh thái, tăng nội địa hóa ở công nghiệp hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phát triển dịch vụ - thương mại, tỉnh sẽ hình thành các ngành dịch vụ chất lượng cao dựa trên công nghệ 4.0, phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Tái cơ cấu ngành thương mại theo hướng ứng dụng công nghệ, số hóa và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng và hệ sinh thái toàn cầu và khu vực; phát triển hạ tầng logistics hiện đại, chú trọng các dự án thương mại cao cấp phục vụ công nghiệp và đô thị.

Cùng với đó, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường; cũng như đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 9 - 10%.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: kim ngạch xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững