Thứ tư 06/11/2024 06:25

BIM Group hoàn thành Tổ hợp năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong đầu tháng 10/2021, Nhà máy Điện gió BIM tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại (COD) đánh dấu việc BIM Energy, thành viên Tập đoàn BIM Group hoàn thành chiến lược phát triển muối sạch kết hợp năng lượng sạch trên diện tích đất 2.500ha với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, định hình Tổ hợp năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối lớn nhất Việt Nam.

15 năm tầm nhìn về Tổ hợp năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối lớn nhất Việt Nam

Năm 2006, nhận thức về tiềm năng đặc thù tự nhiên tại Ninh Thuận, BIM Group đã đầu tư phát triển cánh đồng muối sạch tại Quán Thẻ lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng 300.000 tấn/năm. Bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cho ra đời sản phẩm muối sạch có giá trị thương mại cao, cánh đồng muối Quán Thẻ cùng với cánh đồng muối Cà Ná và Tri Hải đã đem lại việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và đóng góp 60-70% sản lượng muối công nghiệp của Việt Nam. Đây là bước đi đầu tiên trong chiến lược phát triển kinh doanh bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận.

Năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là những văn bản quan trọng định hướng chiến lược phát triển bền vững của quốc ra nói chung và lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng.

Cụm nhà máy điện mặt trời của BIM Energy tại Quán Thẻ, Ninh Thuận đạt tổng công suất 405 MWP

Ông Đoàn Quốc Huy – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM Group, Tổng Giám đốc BIM Energy - phát biểu: “Những chỉ đạo vĩ mô của Bộ Chính trị khẳng định thêm về tính đúng đắn của chiến lược phát triển bền vững mà tập đoàn BIM Group đặt ra và quyết tâm theo đuổi từ ngày đầu tiên thành lập. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng và cơ hội phát triển năng lượng tái tạo bằng cách tối ưu nguồn tài nguyên đất tại Ninh Thuận, nơi có nhiều nắng và gió nhất Việt Nam. Tức là, ngay trên vùng đất đang sản xuất muối công nghiệp chính là địa điểm thích hợp nhất để triển khai các dự án điện mặt trời và đặc biệt là xây dựng các cột điện gió công suất lớn”

Tháng 4/2019, BIM Energy đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời với tổng đầu tư 7.000 tỷ đồng tại Ninh Thuận. Tới năm 2020, cụm nhà máy đã đạt tổng công suất 405 MWP. Hơn 1 triệu tấm pin mặt trời sản xuất hơn 668 triệu số điện một năm, đáp ứng nhu cầu của 200 nghìn hộ gia đình. Cụm 3 nhà máy điện mặt trời đóng góp vào ngân sách hơn 500 tỷ đồng thuế và tạo ra gần 200 việc làm có thu nhập ổn định tại địa phương.

Nhà máy Điện gió BIM đi vào vận hành chứng minh năng lực của BIM Group trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Đầu tháng 10/2021, đánh dấu bước tiến quan trọng của BIM Energy với việc đi vào vận hành thương mại nhà máy điện gió với tổng công suất 88 MW với vốn đầu tư 3.110 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, sản lượng khai thác dự kiến của nhà máy là khoảng 327 GWH/năm. Mỗi năm, nhà máy đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của 50 nghìn hộ gia đình và giúp giảm thiểu 298.551 tấn khí carbon. Nhà máy Điện gió BIM đấu nối vào hệ thống điện thông qua đường dây 220 kV mạch đơn, từ Trạm biến áp 220 kV của nhà máy đến thanh cái 220 kV Trạm cắt Quán Thẻ.

Nhà máy Điện gió BIM chính thức vận hành thương mại (COD) đã hoàn thiện giai đoạn đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa chiến lược khai thác bền vững, tối ưu hóa tài nguyên đất của BIM Group bằng mô hình Khu Kinh tế muối và năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam.

Để kiến tạo mô hình phát triển kinh tế hỗn hợp trên diện tích 2.500ha, trong 15 năm, Tập đoàn BIM Group đã đầu tư con số 12.000 tỷ đồng cho các dự án tại Ninh Thuận. Thành quả đạt được là một minh chứng cụ thể về khai thác tài nguyên đất lâu dài và bền vững, biến những thách thức của một địa phương thành lợi thế kinh doanh và góp phần thay đổi hình ảnh của Ninh Thuận trên bức tranh phát triển kinh tế đất nước nói chung.

Trạm biến áp 220kV của Nhà máy Điện gió BIM

11 tháng đưa nhà máy điện gió công suất 88MW vào vận hành thương mại đúng tiến độ

Để các cột điện gió được dựng lên và đi vào vận hành chỉ sau 11 tháng là một khối lượng công việc không hề nhỏ. Ông Nguyễn Hậu Hữu - Giám đốc Dự án Điện gió BIM - cho biết: "Với sự quyết tâm và kinh nghiệm quản trị dự án của 3 nhà máy điện mặt trời trước đó, chúng tôi đã lên kế hoạch triển khai đề cao tính cam kết về tiến độ song song chất lượng công việc. Cao điểm về tiến độ là anh em kỹ sư và công nhân lắp đặt xong 7 cột điện gió trong vòng 18 ngày."

Để đạt được những “kỷ lục” như vậy, BIM Energy xây dựng được một đội ngũ nhân sự quản lý dự án giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp nặng khác như nhiệt điện. Với kinh nghiệm đó, nhân sự quản lý dự án phối hợp hiệu quả với các nhà thầu hàng đầu thế giới như General Electrics, một trong năm đơn vị cung cấp và lắp đặt tuabin gió uy tín nhất thế giới. Đặc biệt, các đối tác trong nước Nhà máy Điện gió BIM cũng là minh chứng cho năng lực ngày càng cao của các đơn vị phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1) tiếp tục đảm nhiệm vai trò lắp đặt trạm biến áp của nhà máy và Gia Việt là đơn vị nhà thầu tại Ninh Thuận đã hoàn thành việc thi công móng tuabin với chất lượng và tiến độ đúng cam kết.

Nhà máy Điện gió BIM đi vào vận hành thương mại sẽ hoàn thiện Tổ hợp năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam

Toàn bộ thiết bị tuabin, cánh quạt và cấu phần cột điện gió của dự án được nhập khẩu về Việt Nam. Để vận chuyển 15 nghìn tấn thiết bị từ cảng Vĩnh Tân về địa điểm dự án, các chuyên gia lên phương án triển khai kỹ lưỡng, phối hợp với nhiều đơn vị đảm bảo 264 chuyến vận chuyển siêu trường siêu trọng không xảy ra bất cứ sự cố nào.

Ông Đoàn Quốc Huy – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM Group, Tổng Giám đốc BIM Energy - phát biểu: “Với việc Nhà máy Điện gió BIM đi vào vận hành, BIM Energy và BIM Group tiếp tục khẳng định chiến lược đầu tư kinh doanh gắn với giá trị sáng tạo và bền vững mà tập đoàn đã theo đuổi từ những ngày đầu. Tại Ninh Thuận, chiến lược của doanh nghiệp đã gặp được sự đồng thuận và ủng hộ của chính quyền địa phương giúp chúng tôi triển khai hiệu quả các dự án. Từ nền tảng xây dựng các ngành kinh doanh bền vững trên một diện tích đất, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển những dự án mới nhằm nâng cao giá trị kinh tế của mô hình với những sản phẩm kết hợp được lợi thế các ngành.”

PV
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực