Thứ ba 26/11/2024 09:30

Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu: Bảo vật quốc gia

Hơn 500 năm lịch sử đã trôi qua, song nguyên lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khắc ghi trên tấm bia của khoa thi Tiến sĩ năm 1442 cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Và 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mãi mãi là những tư liệu chân xác, phản ánh bức tranh sinh động về chế độ đào tạo và tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Đây là những tấm bia đá lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tuyển chọn Tiến sĩ kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc. Đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phản ánh nghệ thuật điêu khắc của triều đại phong kiến Việt Nam. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực thể hiện tư tưởng triết học, sử học và những quan điểm giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài của dân tộc.

82 bia Tiến sĩ là niềm tự hào của nhân dân Thủ đô và cả nước và là di sản vô giá của cha ông để lại
Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt quan trọng như vậy, vào tháng 3/2010, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức Unesco công nhận là Di sản tư liệu Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu. Ngày 10/5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 14/1/2015, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám một lần nữa lại được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Tại Lễ công bố 82 bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia ngày 23/11/2015, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội - Tô Văn Động khẳng định: Những tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa vô giá của ông cha để lại. 82 bia Tiến sĩ được công nhận Bảo vật quốc gia là một vinh dự lớn, là niềm tự hào của nhân dân Thủ đô và cả nước. Danh hiệu cao quý này cũng đặt lên vai những người làm văn hóa Hà Nội trách nhiệm rất lớn trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quý báu này.

P.T

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'