Thứ ba 26/11/2024 06:31

Bí thư Hà Nội: Sáp nhập quận Hoàn Kiếm là vấn đề hệ trọng, nhiều tâm tư nguyện vọng

Với vấn đề sáp nhập quận Hoàn Kiếm, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, đây là vấn đề hệ trọng, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với phát triển kinh tế Thủ đô.

Quận Hoàn Kiếm rất đặc thù, sẽ bảo vệ giữ nguyên

Ngày 9/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị đối thoại với cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy Hà Nội tới 30 điểm cầu quận, huyện, thị xã với sự tham gia của 6.518 đại biểu Mặt trận tổ quốc các cấp thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã dành nhiều thời gian trao đổi, giải đáp những vấn đề trọng tâm mà đại biểu quan tâm như Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; về phân cấp ủy quyền; Đề án cải tạo chung cư cũ; về quản lý vỉa hè lòng đường; về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; xử lý dự án treo; xây dựng Dự án Luật Thủ đô sửa đổi...

Đặc biệt, tại hội nghị, một trong những vấn đề được các đại biểu bày tỏ sự quan tâm là thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm, bởi đây là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có bề dày truyền thống về văn hóa, lịch sử.

Thông tin về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, ngày 7/8, Thường trực Thành ủy đã họp, thống nhất cao quan điểm và sẽ có chỉ thị về vấn đề này. Đồng thời, thành phố sẽ thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính.

"Tinh thần của Hà Nội là thực hiện nghiêm quy định của Trung ương, nhưng đây cũng là vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, nhiều tâm tư nguyện vọng, gắn với kinh tế, văn hóa, chính trị. Thành phố sẽ rà soát, thống kê theo tiêu chí cứng là diện tích và dân số, bên cạnh đó có tiêu chí văn hóa, lịch sử. Tiêu chí này cũng đã được nêu trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội" - ông Đinh Tiến Dũng cho hay.

Bí thư Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh thêm, quận Hoàn Kiếm rất đặc thù. Thành phố sẽ tìm cách thuyết phục, tinh thần là bảo vệ giữ nguyên, ổn định quận.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy Hà Nội tới 30 điểm cầu quận, huyện, thị xã với sự tham gia của 6.518 đại biểu

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy là phải quán triệt, thực hiện nghiêm các Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Thành ủy sẽ có chỉ thị và thành lập ban chỉ đạo để thực hiện.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, trong 2 năm tới, các quận, huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập. Quận Hoàn Kiếm chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sắp xếp sáp nhập.

Hà Nội quy hoạch đô thị hướng ra sông Hồng

Ngoài ra, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và đề cập tại hội nghị là vấn đề về quy hoạch đô thị, trong đố nhấn mạnh đến quy hoạch phát triển hai bờ sông Hồng.

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ cho biết, trước đây quy hoạch Hà Nội còn quay lưng lại sông Hồng, nhưng sắp tới sẽ phát triển đô thị hướng ra sông Hồng.

Theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND TP phê duyệt năm 2021, với định hướng sẽ nghiên cứu phát triển về mặt cảnh quan, văn hóa, giao thông và khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân phát biểu tại hội nghị.

Về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông - nội dung đã được Bí thư Thành ủy chỉ đạo cũng như truyền tải đến các chuyên gia trong tổ tư vấn để triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, sông Hồng mặc dù đã có quy hoạch, nhưng vẫn cần các địa phương triển khai rà soát theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là khoanh vùng hành lang thoát lũ. Đồng thời, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi, chống lấn chiếm vi phạm.

"Về công tác lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, dự kiến trong tháng 9 -10/2023, sau khi lựa chọn được đơn vị tư vấn, thành phố sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư..."- ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết.

Dự kiến tháng 12/2023, thành phố sẽ báo cáo Thủ tướng phương án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, lồng ghép cùng báo cáo Quy hoạch Thủ đô.

Định hướng chung về điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ tập trung vào các nội dung: Xác định yếu tố văn hiến, văn minh, hiện đại của Thủ đô; Đầu tư phát triển 2 bên đường Vành đai 4 và các trục cảnh quan; Nghiên cứu xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai)…

Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc nêu rõ dự kiến cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của Quy hoạch chung Thủ đô thì thành phố sẽ đồng loạt triển khai đối với quy hoạch hai bên sông Hồng.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu