Thứ năm 02/01/2025 19:32

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu

Hát Soọng Cô của người Sán Dìu Vĩnh Phúc là loại hình trình diễn dân gian đặc sắc, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Nét văn hoá đặc sắc của người Sán Dìu

Làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu có lịch sử phát triển lâu đời, được cộng đồng lưu truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian. Hiện nay, số nghệ nhân người Sán Dìu tại tỉnh Vĩnh Phúc còn nắm giữ và thực hành di sản Soọng Cô chủ yếu ở độ tuổi trung niên và người già, cư trú trên địa bàn các xã: Quang Sơn, (huyện Lập Thạch); Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Hợp Châu (huyện Tam Đảo); Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên); Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên). Soọng Cô được lưu truyền bằng hai hình thức: Truyền khẩu và ghi bằng chữ Nôm – Sán Dìu, trong đó, hình thức truyền khẩu là chủ yếu.

Làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu có lịch sử phát triển lâu đời, được cộng đồng lưu truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian

Theo tiếng Sán Dìu, Soọng nghĩa là xướng, Cô nghĩa là ca. Có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng, nội dung của Soọng Cô rất phong phú, đề cập đến tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu đôi lứa, nét đẹp trong lao động sản xuất, ướm hỏi tỏ tình...

Qua khảo sát thực tế, Soọng Cô của người Sán Dìu có khoảng gần 1.000 bài hát. Là tiếng nói của người lao động, vì vậy, ngôn ngữ trong Soọng Cô có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân. Ngôn từ của Soọng Cô sử dụng từ tượng hình, tượng thanh khá phong phú và hấp dẫn. Cách xưng hô trong Soọng Cô thể hiện rõ phương thức diễn xướng hát đối đáp trực tiếp, chủ yếu ở ngôi thứ nhất và thứ hai.

Nếu nội dung của Soọng Cô phản ánh sinh động cuộc sống lao động, sinh hoạt thì âm nhạc là thành tố quan trọng cấu thành nên Soọng Cô. Một đặc trưng nổi bật nữa trong âm nhạc của Soọng Cô là âm vực không quá lớn, quãng âm luôn kế tiếp nhau đều đều, độ trầm bổng không cao.

Môi trường diễn xướng của Soọng Cô là lối hát có tính cộng đồng được thể hiện qua đối đáp giữa chủ và khách, giữa làng này với làng kia, giữa nam và nữ. Môi trường diễn xướng khá tự do cả về không gian và thời gian như: Trong hội xuân, bên suối, trên rừng, dưới nương, mừng nhà mới, đám cưới, đi chơi làng... Không gian diễn xướng được mở rộng phạm vi liên thôn, liên xã, liên huyện và thậm chí là liên tỉnh.

Soọng Cô của người Sán Dìu ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với ý nghĩa đó, năm 2019, Soọng Cô của người Sán Dìu ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Được tỉnh Vĩnh Phúc công bố Quyết định công nhận này vào dịp khai mạc lễ hội Tây Thiên Xuân 2019.

Quan tâm bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô

Cùng với những thay đổi về đời sống, người Sán Dìu đang dần mất đi ngôn ngữ, tiếng nói truyền thống của mình, đặc biệt, thế hệ trẻ thường ít quan tâm đến hát Soọng Cô, làm cho loại hình văn hóa này đang dần bị mai một, thiếu sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Để giữ gìn nét văn hoá độc đáo này, hiện công tác bảo tồn và phát triển Soọng Cô của người Sán Dìu đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành tại tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều Câu lạc bộ Soọng Cô được thành lập, với trên 1.000 thành viên tham gia. Hằng năm, các câu lạc bộ đều tổ chức các các lớp truyền dạy, giao lưu tạo môi trường, không gian cho các hội viên, nghệ nhân thực hành, biểu diễn. Qua đó, góp phần giới thiệu giá trị văn hóa của làn điệu dân ca này đến với công chúng, nâng cao ý thức, lòng tự hào của người dân trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng.

Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làn điệu Soọng Cô

Để bảo vệ và lưu truyền Soọng Cô, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, Soọng Cô nói riêng trong phát triển du lịch; khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ Soọng Cô để các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy cho thế hệ trẻ góp phần bảo tồn, gìn giữ Soọng Cô thông qua những lớp học, buổi sinh hoạt với nhiều hình thức và nội dung phong phú để thu hút các thành viên tham gia.

Xây dựng di sản Soọng Cô thành sản phẩm đặc thù phục vụ phát triển du lịch, đưa những giá trị văn hoá dân gian thành nguồn lợi có thể khai thác để tạo ra thu nhập cho đồng bào. Cần có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có chất lượng, xuất bản sách về di sản nghệ thuật trình diễn dân gian Soọng Cô của người Sán Dìu để lưu truyền cho thế hệ sau. Cùng với đó, chính quyền địa phương cần động viên, khuyến khích và kịp thời quan tâm ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác truyền dạy vốn di sản trong cộng đồng, bảo tồn, và phát huy giá trị làn điệu Soọng Cô.

Xã Đạo Trù là địa phương có đông đồng bào dân tộc Sán dìu nhất huyện Tam Đảo, với hơn 85% dân số là đồng bào dân tộc Sán Dìu. Từ năm 2010 đến nay, toàn xã đã ra mắt được 13 Câu lạc bộ hát Soọng Cô ở các thôn với tổng số trên 300 người tham gia. Câu lạc bộ ra đời nhằm tập hợp những người yêu thích, đam mê dân ca Soọng Cô, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

Đặc biệt, theo Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao huyện Tam Đảo, thực hiện quyết định của UBND huyện, xã Đạo Trù đã tổ chức Đại hội Câu lạc bộ Soọng Cô xã Đạo Trù lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022-2027 để bầu Ban Chấp hành Câu lạc bộ, xây dựng điều lệ, quy chế, chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ Soọng Cô của xã. Trong đó, thực hiện duy trì nền nếp sinh hoạt theo nhóm, hàng tháng sinh hoạt Câu lạc bộ, mỗi quý 1 lần sinh hoạt chuyên đề và tổ chức giao lưu với các Câu lạc bộ khác. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động truyền dạy cho các thế hệ trẻ nhằm trẻ hóa thành viên tham gia Câu lạc bộ cũng như góp phần gìn giữ và bảo tồn làn điệu dân ca Soọng Cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: các dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Link xem trực tiếp chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 tối nay (28/12)

Bà con người Tày, Nùng đưa ‘điệu hát thần tiên’ hát Then về Hà Nội

Lai Châu tập huấn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

TP. Hồ Chí Minh: Van Phuc City là một trong 3 điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch năm 2025

Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội

Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024