Thứ hai 23/12/2024 14:03

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể Quýt vàng Bắc Sơn

Vừa qua, trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã diễn ra lễ hội và đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Quýt vàng Bắc Sơn”. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn - đặc sản bản địa nổi tiếng…

Cây quýt vàng được trồng ở đất Bắc Sơn từ trên 100 năm trước, lúc đó chủ yếu được trồng ở vườn nhà hoặc các thung lũng. Đến cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, cây quýt bắt đầu trồng nhiều ở Bắc Sơn… Thay vì trồng để ăn, làm gia vị hoặc dùng làm dược liệu trong một số bài thuốc dân gian, quýt vàng Bắc Sơn đã được đem bán ra thị trường. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ quýt, người dân tích cực trồng, mở rộng diện tích. Tuy nhiên, do được trồng từ lâu, nhiều diện tích quýt đã bị thoái hóa và hiện nay, nhiều xã đang khôi phục.

Quýt vàng Bắc Sơn có hương vị đặc biệt thơm ngon

Quýt Bắc Sơn nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng... Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho quýt vàng Bắc Sơn có một hương vị đặc biệt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng… Hiện toàn huyện Bắc Sơn có trên 490 héc-ta quýt, trong đó diện tích cho sản phẩm trên 362 héc-ta. Cây quýt tập trung nhiều ở xã Đồng Ý, Bắc Sơn, Chiến Thắng, Tân Lập, Nhất Hòa... Thông tin từ huyện Bắc Sơn, năm 2016, sản lượng quýt trên địa bàn đạt khoảng 1.500 tấn, người trồng quýt thu về gần 40 tỷ đồng. Từ quýt, nhiều hộ thu nhập trên 200 triệu đồng/năm không còn hiếm. Năm 2017, dự kiến sản lượng quýt đạt 2.000 tấn. Với giá khoảng 25.000 đồng/kg đang được các thương lái lùng vào tận các thôn, bản để mua, dự kiến số thu sẽ cao hơn do sản lượng, giá cả ổn định…

Theo kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vùng trồng quýt của huyện được quy hoạch phát triển với diện tích trên 600 héc-ta...

Để bảo tồn và phát triển giống quýt vàng, huyện Bắc Sơn đã phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ Lạng Sơn thực hiện đề tài “Xây dựng thương hiệu quýt vàng Bắc Sơn”. Theo đó, bình tuyển những cây ưu tú và có biện pháp bảo vệ nguồn gen quý và tạo ra vườn giống đầu dòng phục vụ cho công tác phát triển vùng hàng hóa theo tiềm năng sẵn có của địa phương. Thông qua việc phục tráng, đã tạo ra giống quýt sạch bệnh, cung cấp cho bà con đưa vào sản xuất, giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Cùng với đó, nhằm giữ vững và nâng cao thương hiệu quýt vàng Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn đã xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh tế của sản phẩm, giúp bà con tiêu thụ ổn định hơn. Hiện toàn huyện có gần 200 hộ gia đình trồng và chăm sóc quýt theo VietGAP.

Ngày 24/10/2017, quýt vàng Bắc Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cơ hội lớn để quýt vàng Bắc Sơn vươn xa đến với người tiêu dùng trên cả nước, nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề đối với huyện Bắc Sơn trong việc nâng cao chất lượng, bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt vàng. Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân trong việc giữ vững, nâng cao chất lượng, tuân thủ các quy trình, quy định trong sản xuất để bảo vệ thương hiệu.

Tại Lễ hội quýt vàng năm 2017, UBND huyện Bắc Sơn đã long trọng tổ chức lễ đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Quýt vàng Bắc Sơn” và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, văn hoá du lịch… Cùng với sự nỗ lực, nhạy bén của người dân, sự quan tâm của chính quyền đã giúp cây đặc sản quýt vàng Bắc Sơn đang dần hồi phục và có những bước phát triển ổn định, trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, từng bước giúp người dân vươn lên làm giàu…

Quang Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu