Thứ hai 23/12/2024 05:22

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho vải thiều: “Giấy thông hành” vào thị trường khó tính

Tại buổi họp báo chiều ngày 31/3/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn ở Nhật Bản. Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Năm 2021, diện tích vải thiều của toàn tỉnh Bắc Giang dự kiến đạt khoảng 28.000ha, sản lượng dự kiến đạt 160.000 tấn. Trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh dự kiến đạt trên 15.000 ha, GlobalGAP diện tích 338 ha.

Việc được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã khẳng định chất lượng vải thiều Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng như thêm một chứng nhận uy tín cho sản phẩm, giúp tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị. Bởi sản phẩm khi mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Nhật Bản sẽ được người tiêu dùng ở đó tin tưởng tuyệt đối và có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm không được bảo hộ tại đất nước này.

Ông Nguyễn Mai Dương - Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác nhau. Để kịp đưa vải thiều sang Nhật Bản, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang và Công ty Concetti tìm kiếm các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu và đánh giá các chỉ tiêu này theo yêu cầu của phía Nhật Bản để chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại Nhật Bản trong vụ vải 2021.

Ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ: Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đặt chân vào thị trường “khó tính” này. Trước đây, để sản phẩm này vào thị trường Nhật Bản phải trải qua rất nhiều kiểm soát về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ở các quốc gia khác, khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ cần chuyển toàn bộ hồ sơ trên giấy và xét. Nhưng riêng thị trường Nhật Bản sau khi nhận hồ sơ sẽ cử chuyên gia sang tận vùng trồng kiểm tra từ đất, cây, quả và toàn bộ quy trình… “Qua trường hợp hỗ trợ vải thiều Lục Ngạn, Cục Sở hữu trí tuệ cho biết đã rút ra kinh nghiệm để quản lý các chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm khác của Việt Nam khi đi vào thị trường các nước - ông Nguyễn Văn Bảy nói.

Cũng tại buổi họp báo, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin: Trong Quý I/2021, Bộ đã tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành một số chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ; xây dựng Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình/chiến lược/nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030; tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ gửi Bộ Tư pháp để thẩm định theo quy định.

Đặc biệt, trong Quý I/2021, đã cấp 11.787 văn bằng bảo hộ, trong đó có 869 bằng độc quyền sáng chế, 403 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.320 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia, 2.132 Đăng ký nhãn hiệu quốc tế… Bên cạnh đó, công bố 34 TCVN; hướng dẫn doanh nghiệp, tiếp nhận hồ sơ và xử lý cấp 701 mã doanh nghiệp; xử lý 69 hồ sơ xác nhận mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch.

Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục triển khai đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”: Hoàn thiện platform nền tảng, cập nhật dữ liệu cho các dự án: Nhân đạo số (inhandao.vn), bản đồ số Việt Nam (vmap.vn), bách khoa toàn thư mở (bktt.vn), bản đồ an toàn Covid (antoancovid.vn), giáo dục số (igiaoduc.vn)…

Bộ cũng đang phối hợp với VinBigData, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số đơn vị liên quan, nghiên cứu xây dựng hệ thống Dữ liệu mở về khoa học và công nghệ ứng dụng công nghệ BigData phục vụ cộng đồng nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tận dụng nền tảng công nghệ, dữ liệu và nguồn nhân lực hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, theo kế hoạch, dự kiến trong Quý II/2021, bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức các sự kiện: Chuỗi sự kiện kỷ niệm hoạt động ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5; Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu; Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2019 - 2020; tổ chức các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6…

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024