Thứ sáu 29/11/2024 12:08

Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào khi tăng lương cơ sở?

Việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 sẽ tác động trực tiếp đến việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… như thế nào?

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa:

Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023

Nếu mức lương này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Tăng từ 2.384.000 đồng/tháng lên 2.880.000 đồng đồng/tháng.

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tối đa:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó, mỗi tháng, người lao động đóng 1,5%. Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế khi tham gia theo hộ gia đình:

Người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng của người thứ 1 tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 81.000 đồng/tháng, do đó, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo, tương ứng theo thứ tự 56.700 đồng/tháng; 48.600 đồng/tháng; 40.500 đồng/tháng và 32.400 đồng/tháng.

Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục:

Người đóng BHYT từ đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Tăng số tiền cùng chi trả từ 8.940.000 đồng lên 10.800.000 đồng mới được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Hàng tháng, người lao động đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa làm theo chế độ tiền lương do Nhà nước chi trả bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 298.000 đồng/tháng lên 360.000 đồng/tháng.

Bên cạnh việc tăng mức đóng của một số loại bảo hiểm xã hội thì việc tăng lương cơ sở cũng ảnh hưởng đến mức hưởng của các loại trợ cấp, phụ cấp của người lao động.

Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau:

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.

Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi:

Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. Tăng từ 2.980.000 đồng lên 3.600.000 đồng.

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.

Tăng mức lương hưu thấp nhất:

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp mai táng:

Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết. Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở. Tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 900.000 đồng/tháng.

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Tăng từ 1.043.000 đồng/tháng lên 1.260.000 đồng/tháng.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp