Thứ hai 21/04/2025 22:28

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ từ nguồn kinh phí hỗ trợ, tập trung đào tạo thế hệ nhà báo kế cận.

Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao ra đời

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 4 năm (2021-2024) thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ diễn ra chiều 21/4, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, vào ngày 8/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 – 2025”.

Qua các năm triển khai, chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội Nhà báo, trở thành sinh hoạt nghiệp vụ thường niên bổ ích với toàn thể hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Phong Lâm

Công tác hỗ trợ báo chí chất lượng cao đã tạo được sự đồng thuận, gắn kết thi đua trong báo giới, tạo nên những tác phẩm có chiều sâu, phản ánh đậm nét mọi mặt của đời sống xã hội.

"Nhiều bài viết giàu tính chiến đấu, tính giáo dục, định hướng tư tưởng chính trị cao, góp phần ổn định và phát triển xã hội, qua đó khẳng định rõ hơn vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của người cầm bút. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, các tác phẩm báo chí chất lượng cao đã đoạt nhiều giải báo chí địa phương, giải báo chí của bộ, ngành, đoàn thể, và đặc biệt là đoạt Giải báo chí Quốc gia", ông Nguyễn Đức Lợi cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Lợi, trong công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là với báo chí – truyền thông, Giải báo chí Quốc gia – giải thưởng danh giá nhất của những người làm báo trong cả nước đã có sự phát triển, đổi mới rõ rệt về cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của báo chí hiện đại, với nội dung và cách thức thể hiện mới của các sản phẩm báo chí, dự án báo chí mang tính dữ liệu, tính số hóa cao.

Ngày 21/6/2024, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đã ban hành Thể lệ Giải báo chí Quốc gia (sửa đổi), trong đó bổ sung các nhóm giải về báo chí đa phương tiện như infographic, podcast, video clip, báo chí dữ liệu, báo chí tương tác, và các sản phẩm báo chí sáng tạo...

Một trong những yêu cầu chính của Chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao là tạo nguồn cho Giải báo chí Quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu này, ngay trong năm 2024, 2025, công tác triển khai báo chí chất lượng cao tại các cấp Hội cần có sự thay đổi ngay từ khâu định hướng đề tài, xét duyệt đề cương, hỗ trợ tác giả để có thể cho ra đời những tác phẩm báo chí số hiện đại, phù hợp hơn với nhu cầu.

Điều này cũng đòi hỏi các cấp Hội phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, phổ biến, quán triệt rộng rãi tới các nhà báo – hội viên, xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao trình độ, động viên, khuyến khích hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tích cực học hỏi, nắm bắt các công nghệ làm báo hiện đại, tham gia mạnh mẽ hơn vào các nền tảng số.

Thêm vào đó, ngày mùng 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó yêu cầu các cơ quan báo chí tập trung phát triển các sản phẩm báo chí số, bao gồm: Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả; Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả; ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.

Ông Phan Toàn Thắng, Chánh văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam trình bày Báo cáo sơ kết 4 năm (2021-2024) thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Phong Lâm

Có thể nói, chuyển đổi số báo chí là một khái niệm có nội hàm sâu rộng, liên quan đến các vấn đề về thể chế, cơ chế, chính sách của Nhà nước, vấn đề về kinh phí, nguồn nhân lực, quy trình sản xuất, hạ tầng, nền tảng số của các tòa soạn. Nhưng quan trọng nhất, chuyển đổi số báo chí liên quan đến tư duy và quyết tâm hành động của lãnh đạo cơ quan báo chí.

"Kết quả chính của chuyển đổi số báo chí rõ ràng là tác phẩm báo chí số chất lượng cao. Nhưng không thể có tác phẩm báo chí số chất lượng cao nếu lãnh đạo cơ quan báo chí không thấy được sự cần thiết, không dũng cảm đầu tư công phu, bài bản vào công cụ, vào nguồn nhân lực làm báo chí số.

Chương trình sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao tuy với nguồn kinh phí còn hạn chế, chủ yếu mang tính hỗ trợ, nhưng rất phù hợp để cơ quan báo chí phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, tận dụng các nội dung của chương trình như: đào tạo, định hướng đề tài, hỗ trợ triển khai, thẩm định tác phẩm, từ đó giúp báo chí địa phương cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí số có chất lượng hơn nữa", Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nói thêm.

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Cùng phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Toàn Thắng, Chánh văn phòng Hội Nhà báo Việt Namnhận định, trong bối cảnh báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thách thức chưa từng có từ môi trường truyền thông số, Chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao theo Quyết định 558/QĐ-TTg đã trở thành "cứu cánh" quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề.

Thứ nhất, tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, là công cụ then chốt để đội ngũ nhà báo - những "chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng" - sáng tạo các tác phẩm có chiều sâu, kịp thời đấu tranh với các quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc trên không gian mạng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ làm báo, thông qua các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ được tổ chức bằng kinh phí hỗ trợ, hàng nghìn, hàng vạn hội viên Hội Nhà báo đã được trang bị: (1) Nhãn quan chính trị sắc bén; (2) Kỹ năng tác nghiệp hiện đại; (3) Khả năng thích ứng với chuyển đổi số; (4) Thu hẹp khoảng cách thông tin giữa các vùng miền.

Các đại biểu tham gia hội nghị. Ảnh: Phong Lâm

Thứ ba, kinh phí hỗ trợ đã giúp phóng viên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có điều kiện: (1) Đi thực tế dài ngày; (2) Phản ánh trung thực "hơi thở cuộc sống"; (3) Tạo sự cân bằng trong dòng chảy thông tin toàn quốc; (4) Tạo bước đột phá về chất lượng tác phẩm.

Thứ tư, những tác phẩm được đầu tư từ nguồn hỗ trợ đã trở thành: (1) Công cụ tuyên truyền hiệu quả các chủ trương của Đảng; (2) Diễn đàn phản biện xã hội lành mạnh; (3) Vũ khí đấu tranh phòng chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

"Các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và người làm báo trong cả nước đều có nguyện vọng chung mong muốn Nhà nước cho phép tiếp tục thực hiện và mở rộng Chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao sang giai đoạn 2026-2030 với ngân sách tăng ít nhất 200% để đáp ứng yêu cầu mới; bổ sung cơ chế đặc thù hỗ trợ trực tiếp cho nhà báo tác nghiệp tại vùng thiên tai, dịch bệnh, địa bàn chiến lược về an ninh-quốc phòng và cho phép thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ từ nguồn kinh phí hỗ trợ, tập trung đào tạo thế hệ nhà báo kế cận", ông Phan Toàn Thắng nêu đề xuất.

Theo Hội Nhà báo Việt Nam, chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 – 2025” thời gian qua đã tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ báo chí với nguồn kinh phí lớn hơn, tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Đồng thời, định hướng tuyên truyền, khai thác các mảng đề tài quan trọng như: Đề tài về Đảng, về Bác Hồ, về tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, XIII của Đảng, về các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc tại địa phương; về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, giữ gìn an ninh, chính trị; đề tài về lịch sử cách mạng, kháng chiến, về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đề tài về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số...

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Hội Nhà báo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó

Cảng Việt tăng chuyến, mở tuyến: Cú huých cho logistics

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Quân chủng Hải quân: Gặp mặt 70 năm Ngày thành lập

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Hà Nội: Cận cảnh hàng cây cổ thụ sắp di dời làm đường 'đắt nhất hành tinh'

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tăng chuyến bay đến TP. Hồ Chí Minh

Báo chí đổi mới, vươn mình đồng hành cùng đất nước

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời tiết biển hôm nay 21/4/2025: Hầu hết vùng biển có mưa

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Hạn ngạch HCFC năm 2025 chỉ còn 1.300 tấn: Việt Nam tăng tốc bảo vệ tầng ô dôn

Chuyên gia bác tin đồn 'siêu bão' sắp vào Quảng Ninh

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?