Thứ hai 23/12/2024 03:53

Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực: Đôn đốc tiến độ các dự án truyền tải nhập khẩu điện từ Lào

Từ ngày 17-20/5, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực đã đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án truyền tải nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.

Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về mặt bằng, đảm bảo tiến độ các dự án đường dây truyền tải nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam, từ 17-20/5, đoàn công tác của Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực (Ban chỉ đạo) do ông Hoàng Trọng Hiếu – Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống (phục vụ nhập khẩu điện từ cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Sum – Lào) và đường dây 220kV Nậm Mô- Tương Dương (nhập khẩu điện từ cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Mô – Lào); và làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá.

Tham dự đoàn công tác còn có lãnh đạo các ban chuyên môn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), các nhà thầu và một số đơn vị liên quan.

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống do EVNNPT làm chủ đầu tư, được khởi công tháng 12/2021. Dự án đi qua các huyện Quế Phong, Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An và các huyện Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là đường dây 2 mạch, dài 129,23km, từ điểm đấu nối G1 tại biên giới Việt Nam – Lào đến TBA 220kV Nông Cống (hiện hữu) gồm 298 vị trí móng cột.

Dự án đường dây 220kV Nậm Mô -Tương Dương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) là đường dây mạch kép từ biên giới Việt Nam-Lào đến Trạm biến áp 220kV Tương Dương, đường dây có chiều dài 74,4km với 145 vị trí móng cột. Dự án có tổng mức đầu tư 588 tỉ đồng do EVN làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Điện 1 là đơn vị được giao quản lý dự án và tư vấn giám sát.

Theo kế hoạch, cả hai dự án đều có mục đích nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam và phải hoàn thành trong tháng 6 và tháng 12 năm 2022 để cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa; Tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho Hệ thống điện Quốc gia.

Đồng thời, các dự án trên nhằm thực hiện cam kết song phương giữa chính phủ hai nước trong lĩnh vực phát triển năng lượng và thực hiện hợp đồng mua bán điện đã được ký kết ngày 04/01/2020 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.

Tuy nhiên đến thời điểm này, cả hai dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng và điều kiện thi công liên quan đến thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng….

Việc hoàn thành hai dự án theo đúng tiến độ còn là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký quan hệ song phương giữa hai nước (19/7/1977-19/7/2022).

Do ý nghĩa quan trọng của dự án, thời gian qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Bộ Công Thương đã thường xuyên làm việc với các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn về mặt bằng; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc EVN và các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo chất lượng công trình để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Một số hình ảnh kiểm tra hiện trường của đoàn công tác ngày 18/5/2020.

Đoàn công tác kiểm tra vị trí 140 dự án đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống
Kiểm tra hướng tuyến toàn bộ tuyến đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống
Các công nhân nhà thầu thi công tại vị trí cột 46 gói thầu số 13
Đại diện Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (thuộc EVNNPT) báo cáo đoàn công tác về công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?