Nghệ An: Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào vùng cao

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao

Nhiều huyện miền núi Nghệ An phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, bắt đầu mang lại hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân.

Tiềm năng từ tự nhiên

Tại nhiều huyện miền núi Nghệ An, mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, bắt đầu mang lại hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đồng bào vùng cao.

Với địa hình đa dạng và phức tạp, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, Nghệ An có tới gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Xác định phát triển dược liệu là một trong những hướng đi quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đang tập trung thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến để đánh thức tiềm năng từ cây dược liệu.

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao
Nghệ An có tới gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Tại huyện miền núi Kỳ Sơn, với điều kiện tự nhiên đặc thù. Nhiều xã như Na Ngoi, Mường Lống, Tây Sơn… có khí hậu quanh năm mát mẻ, rất phù hợp với sự phát triển một số cây dược liệu. Lâu nay, người dân nơi đây đã tự trồng các loại cây dược liệu như Giảo cổ lam, Sâm Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Puxailaileng, Tam thất, Đẳng sâm… cho kết quả tích cực song quy mô còn nhỏ lẻ. Chính vì thế, việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ giúp bà con có thêm thu nhập mà còn tránh được tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy.

Kỳ Sơn hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển kinh tế từ trồng cây dược liệu sạch. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với chăn nuôi đại gia súc và có các loại cây trồng lâm nghiệp và các loại nông sản và dược liệu. Tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Công ty CP Dược liệu Mường Lống đã trồng được trên 200.000 khóm lan thạch hộc tía với phương thức gắn trên các cây rừng trên diện tích rừng 13,0ha, hiện nay lan phát triển tốt, 5ha cây tam thất bắc, 1,3ha đẳng sâm, gần 1.000 cây chè hoa vàng được một năm tuổi dưới tán rừng thưa. Ngoài ra công ty còn triển khai trồng một số cây dược liệu quý như: Sâm Fuxailaileng 1.000 cây, lan kim tuyến 5.000 cây, sâm bảy lá một hoa 500m2, đương quy nhật 500m2…

Công ty cũng trồng thử nghiệm một số cây như sâm ngọc linh bằng hạt và bằng củ giống,… Tại Mường Lống đã trồng 17,8 ha dổi, 2.000m2 tam thất bắc, 2ha giảo cổ lam, 3ha chè shan tuyết, 1ha đương quy Nhật, 1,2ha đẳng sâm, 0,5ha đan sâm, các loại tía tô, cúc hoa, chùa dù, nhân trần, nghệ đen, gừng đen, tam thất bắc, hà thủ ô đỏ, huyền sâm, sa nhân, lan thạch hộc… Công ty hiện đang trong quá trình xây dựng một khu bảo tồn trồng các loại cây dược liệu, đến nay đã trồng được trên 40 loại dược liệu khác.

Hay tại bản Chàm, xã Hạnh Dịch, thuộc huyệnQuế Phong, được chọn làm điểm để phát triển cây quế, bà con dân bản rất trồng chờ, đón đợi và phấn khởi khi được đón nhận cây về trồng mới. Bởi, việc trồng mới cây quế, một mặt là để phục hồi giống cây dược liệu vốn nức tiếng khắp xa gần, mặt khác là để giúp người dân mở hướng thoát nghèo khi mà cả bản có 81 hộ thì có đến 50 hộ nghèo.

Không chỉ cây quế, nhiều năm nay cây chè hoa vàng đang được phát triển mạnh ở Quế Phong, với sản phẩm trà hoa vàng sấy khô trị giá 2-3 triệu đồng/kg. Là cây dược liệu tự nhiên tập trung nhiều trong vùng rừng núi các xã Quế Sơn, Mường Nọc, Châu Kim, Đồng Văn... nhưng do có giá trị kinh tế cao nên cây chè hoa vàng đã tạo ra nhu cầu đưa cây từ rừng về vườn đồi, vườn nhà và đang được lai ghép giống thành công.

Trồng dược liệu dưới tán rừng bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu

Mới đây, dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” - do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ với tổng kinh phí hỗ trợ lên đến 5 tỷ đồng đã được khởi động ở huyện vùng cao Tương Dương.

Dự án được tiến hành thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2024, trên địa bàn 6 bản thuộc 2 xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là xã Yên Hòa và xã Nga My của huyện Tương Dương. Mục tiêu của dự án là tăng cường các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý dưới tán rừng, như Khôi Nhung, Trà Hòa Vàng, Ba Kích Tím, Sa nhân… đồng thời nâng cao thu nhập và năng lực cho cộng đồng sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng, giảm thiểu áp lực lên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.

Bài 2: Trồng cây dược liệu dưới tán rừng - sinh kế mới của đồng bào vùng cao
Do có giá trị kinh tế cao nên cây chè hoa vàng đã tạo ra nhu cầu đưa cây từ rừng về vườn đồi, vườn nhà và đang được lai ghép giống thành công.

Việc trồng, phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn những nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương thay đổi tư duy, tập tục sản xuất cũ, có hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển cây dược liệu ở Nghệ An vẫn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, để phát triển cây dược liệu ở Nghệ An nói chung, trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây nói riêng cần triển khai cả hai hướng: bảo tồn và khai thác có kế hoạch dược liệu trong tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng tập trung một số loại cây dược liệu cho phép. Như vậy vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, vừa khuyến khích bà conbảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, địa phương còn cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp và nhà nông). Trong đó, doanh nghiệp phải giữ vai trò then chốt trong hình thành chuỗi khép kín từ khâu chăm sóc, bảo quản, chế biến...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 3 dự án lớn được đầu tư phát triển theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, với quy mô gần 2.000 ha, trong đó, có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Điều này đang mở ra nhiều triển vọng trong việc nâng cao giá trị cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững, định canh, định cư ổn định cho người dân, nhất là tại các huyện miền Tây của tỉnh.

Trong kế hoạch, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để có thể đạt mục tiêu này, đưa dược liệu trở thành thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nâng cao đời sống người dân, nhất là ở các vùng còn khó khăn; ngoài tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu, có cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp và người sản xuất dược liệu, thì tỉnh cũng cần quan tâm bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý, ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao để phát triển và mở rộng các loại có giá trị.

Đề án “Quy hoạch phát triển tổng thể dược liệu của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được xem là một bức tranh toàn cảnh về phát triển dược liệu trên địa bàn Nghệ An, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của vùng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển của Trung ương. Từ quy hoạch này cùng với sự hỗ trợ của địa phương, sự nhanh nhạy và quyết tâm của các tập đoàn lớn, công ty, hứa hẹn Nghệ An là điểm sáng trong cả nước về dược liệu dưới tán rừng, góp phần bảo vệ rừng, sống dựa vào rừng làm cho rừng giàu có.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

‘Rốn lũ’ đường Mẹ Suốt (TP. Đà Nẵng) nước đang dâng lên rất nhanh, lực lượng chức năng giúp dân kê cao đồ và sơ tán khẩn cấp người dân để đảm bảo an toàn.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Tỉnh Thanh Hóa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 205 lô “đất vàng” thuộc khu dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương với số tiền hơn 354 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, hàng loạt tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập sâu, có nơi hơn nửa mét, lực lượng chức năng đã có mặt, phân luồng, đặt biển cấm đường nhiều nơi.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Một đám cháy lớn đã bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa nằm trên Đại lộ Lê Lợi, nhiều tài sản đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Bộ Công an vừa điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh đã và đang chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hội Mùa vàng ở Đông Bắc là dịp tôn vinh cảnh sắc ruộng bậc thang mùa lúa chín và văn hóa dân tộc, thu hút du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như hồ chứa nước Bộc Nguyên, Thượng Sông Trí, Khe Xai đã đồng loạt xả tràn.
Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.
Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định 48/2024/QĐ-UBND, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 6/11.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép các doanh nghiệp đã trúng thầu thực hiện quản lý chợ theo hợp đồng đã ký, hết thời hạn thì bàn giao lại cho địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động