Chủ nhật 22/12/2024 21:07

Bắc Giang: Nhiều cách làm mới, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Bắc Giang đạt được nhiều kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tín hiệu tích cực

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong những năm gần đây, thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bình quân giai đoạn 2020 - 2023 đạt hơn 13,4% (nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt 13,45%, vươn lên đứng đầu cả nước. 3 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 14,18%, tiếp tục đứng đầu cả nước; mục tiêu phấn đấu cả năm 2024 tăng trưởng 2 con số ở mức 14,5%.

Lắp ráp linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Samkwang Vina, Khu công nghiệp Quang Châu, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Bảo Lâm

Quy mô GRDP ngày càng mở rộng, theo đó, quy mô GRDP năm 2023 đạt 181.970 tỷ đồng (đứng thứ 12 cả nước, tăng 4 bậc so với đầu nhiệm kỳ). GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.950 USD/người/năm, bằng 92,2% bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 3 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, thu hút vốn FDIcủa tỉnh Bắc Giang đứng thứ 4 cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

Dự báo những tháng cuối năm, công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng, ước quý IV tăng khoảng 18%; khu vực dịch vụ ước tăng hơn 6%. Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 14,5%.

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có bước đột phá, tạo chuyển biến rõ nét. Năm 2022, Bắc Giang xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index)…

Trong 9 tháng năm 2024, tăng trưởng kinh tế Bắc Giang đạt 13,89%, đây vẫn là tốc độ tăng cao nhất cả nước. Khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (đóng góp 12,92%). Động lực tăng trưởng chủ yếu là khu vực công nghiệp và tập trung ở các doanh nghiệp vốn FDI với sản phẩm chính là linh kiện điện tử.

Nhiều cách làm hay

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, để đạt được những kết quả ấn tượng trên, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX (giai đoạn 2020 - 2025), tỉnh Bắc Giang đã tập trung, quyết tâm trong việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội đã đề ra. Trong đó, xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, ưu tiên thực hiện.

Cụ thể, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với nhiều cách làm mới và sáng tạo, qua đó đã tạo đột phá trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội.

Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-TU, ngày 28/4/2021 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 26/6/2021 nhằm cụ thể hóa thành 73 nhiệm vụ và giao cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Một góc Khu công nghiệp Quang Châu, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Trịnh Lan

Hàng năm, sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố Báo cáo kết quả Chỉ số PCI, UBND tỉnh Bắc Giang tiến hành tổ chức hội nghị phân tích chi tiết và xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PCI của năm tiếp theo, kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể và gắn trách nhiệm cho người đứng đầu các các cơ quan, đơn vị. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách 3/10 chỉ số thành phần, các chỉ số thành phần còn lại được giao cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang còn ban hành Chỉ thị 26-CT/TU về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “3 dám: Dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm” đối với cán bộ, đảng viên; “3 hơn: Quyết liệt hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn” với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và “5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm và rõ kết quả” với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Từ đó đã tạo nên một “cú hích” nhằm xốc lại tinh thần làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh.

Tỉnh Bắc Giang quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiệu quả, thực chất, chú trọng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện tái cấu trúc quy trình giải quyết, cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định hiện hành, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh như: Đăng ký thành lập doanh nghiệp; chấp thuận chủ trương đầu tư; giao đất, cho thuê đất; cấp phép xây dựng; thuế; hải quan...

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, nhằm khai thác tối đa hiệu quả Quy hoạch tỉnh. Trong đó, Bắc Giang luôn chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông với các tuyến đối ngoại, vành đai kết nối với các địa phương lân cận và hạ tầng khu, cụm công nghiệp, mở ra không gian, động lực mới cho phát triển.

Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Công trình mở rộng cầu Như Nguyệt - “nút thắt” giao thông trên tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; cầu Á Lữ; cầu Ðồng Sơn... góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện nhất quán chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp”, chủ động tiếp cận, hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang thường xuyên duy trì các cuộc gặp mặt, đối thoại trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp thông qua chương trình “Cà phê doanh nhân” và các buổi hội nghị đối thoại chuyên đề.

UBND tỉnh Bắc Giang đã thành lập “Ban Chỉ đạo hỗ trợ đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Bắc Giang”, trong đó các tổ công tác và bộ phận giúp việc có nhiệm vụ nắm bắt các thông tin, khó khăn, vướng mắc và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang đầu tư vào tỉnh. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, tỉnh Bắc Giang đã ban hành bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang (DDCI), thông qua việc khảo sát, giúp cho lãnh đạo tỉnh xác định được các điểm nghẽn, nút thắt trong việc triển khai thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cấp chính quyền, góp phần nâng cao hình ảnh tỉnh Bắc Giang.

Hải Sơn
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững