Thứ bảy 28/12/2024 04:00

An Giang hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ

Ngoài việc hỗ trợ tối đa để nông dân đưa sản phẩm nám trên thương mại điện tử, Sở Công Thương An Giang cũng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng.

Từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, với sự quyết tâm và nhạy bén trong kinh doanh, Thanh Tùng đã "đổi đời" ngoạn mục nhờ nắm bắt cơ hội từ thị trường trực tuyến. Hành trình chinh phục sàn thương mại điện tử của họ là một câu chuyện đầy cảm hứng, mang đến bài học quý báu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ấp ủ giấc mơ vươn xa.

Hành trình lên Sàn Việt của cá thác lác

"Hành trình đưa lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng lên sàn thương mại điện tử là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của chúng tôi. Ban đầu, chúng tôi chỉ là một cơ sở nhỏ, sản xuất lạp xưởng theo phương pháp truyền thống, phân phối chủ yếu trong phạm vi địa phương. Nhận thấy tiềm năng của thị trường trực tuyến, chúng tôi quyết định đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, với mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh và đưa đặc sản quê hương đến với nhiều người tiêu dùng hơn" - anh Nguyễn Thanh Tùng, chủ cơ sở Lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng chia sẻ với ánh mắt lấp lánh niềm vui.

Tuy nhiên, hành trình này không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Anh Tùng bộc bạch: "Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc xây dựng gian hàng trực tuyến, quảng bá sản phẩm, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng online... đều là những thử thách mới mẻ đối với chúng tôi".

Thông qua Sàn thương mại điện tử An Giang, thời gian qua, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương dần dần khẳng định được thương hiệu và tìm kiếm được thị trường phù hợp

Không nản lòng trước khó khăn, anh Tùng cùng đội ngũ của mình đã chủ động tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, tham gia các khóa đào tạo về thương mại điện tử. "Chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Sở Công Thương An Giang. Họ đã miễn phí gian hàng cho chúng tôi trên sàn thương mại điện tử của tỉnh, đồng thời tư vấn về cách thức quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường hữu ích" - anh Tùng cho biết thêm.

Theo tìm hiểu, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh An Giang đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng Sàn Thương mại điện tử An Giang (www.angiang.sanviet.vn) được tích hợp vào Sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành.

Thông qua Sàn thương mại điện tử An Giang, thời gian qua, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương dần dần khẳng định được thương hiệu và tìm kiếm được thị trường phù hợp, nhiều sản phẩm đã kết nối và xuất khẩu ra quốc tế.

Sàn thương mại điện tửAn Giang với các gian hàng và kênh thông tin giới thiệu chuyên nghiệp, nhanh chóng dành cho cơ sở, doanh nghiệp và các tính năng ưu việt, cho phép tối ưu và tùy chỉnh cao, mang lại nhiều giá trị cho cả người bán và người mua. Với chỉ vài thao tác đơn giản, việc mua bán trên sàn thương mại điện tử này cũng dễ dàng, nhanh chóng và hết sự thuận tiện.

Ngoài việc hỗ trợ tối đa để nông dân đưa sản phẩm “lên sàn”, Sở Công Thương tỉnh An Giang vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hộ nông dân, hợp tác xã tiếp cận với thanh toán trực tuyến, dịch vụ vận chuyển tiện ích… để tối ưu hóa quá trình bán hàng qua kênh thương mại điện tử.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng và chiến lược kinh doanh đúng đắn, lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng đã gặt hái được những thành công đáng kể trên thị trường trực tuyến.

"Doanh số bán hàng tăng trưởng vượt bậc, thị phần mở rộng đáng kể, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng trên khắp cả nước" - anh Tùng tự hào chia sẻ.

Để đạt được những kết quả này, Thanh Tùng đã áp dụng nhiều phương pháp quảng bá hiệu quả như chạy quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu uy tín thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Thanh Tùng.

Anh Tùng khẳng định: "Không chỉ tiếp cận được thị trường rộng lớn, tăng doanh thu, lợi nhuận, mà còn giúp chúng tôi nâng cao nhận diện thương hiệu, xây dựng uy tín với khách hàng. Quan trọng hơn, chúng tôi có thể tối ưu hóa quy trình bán hàng, giảm chi phí vận hành, từ đó tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ".

Kinh tế gia tăng mở rộng lượng tiêu thụ qua Sàn Việt

Cá thác lác - loài cá quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, gắn liền với biết bao món ăn dân dã, từ chiên, kho đến chả cá thác lác thơm ngon nức tiếng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, người nuôi cá thác lác đang phải đối mặt với bài toán nan giải: được mùa mất giá. Sản lượng cá thác lác tăng cao khiến giá thành "lao dốc", khiến người nông dân "đứng ngồi không yên" mỗi mùa thu hoạch. Giữa bối cảnh đó, lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng ra đời như một lời giải đáp cho bài toán khó của người nuôi cá, đồng thời góp phần gìn giữ hương vị truyền thống của quê hương.

Quy trình chế biến của Thanh Tùng là sự kết hợp tinh tế giữa công nghệ hiện đại và bí quyết truyền thống. Đầu tiên, nguyên liệu chính là cá thát lát được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Cá được làm sạch và nạo lấy phần thịt, sau đó kết hợp với một ít thịt heo và gia vị. Việc gia nhập thịt heo vào hỗn hợp này giúp cho lạp xưởng cá thát lát có độ béo và mềm mại hơn. Sau khi hỗn hợp được chuẩn bị, tiến hành nhồi hỗn hợp này vào vỏ lạp xưởng và đóng gói sản phẩm. Việc này đảm bảo cho lạp xưởng cá thát lát có được hương vị đậm đà và bổ dưỡng.

Không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, anh Tùng còn chú trọng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng đã có mặt tại khắp các siêu thị lớn nhỏ và sàn thương mại điện tử, trong đó có Sàn Việt.

Anh Tùng chia sẻ: "Nhờ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, doanh số bán hàng của chúng tôi tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương".

Mỗi tháng, cơ sở của anh Tùng cung cấp ra thị trường 3 - 4 tấn sản phẩm, với mức giá dao động từ 75.000 - 135.000 đồng/sản phẩm. Lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được Chi cục Công thương địa phương chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022.

Không chỉ dừng lại ở đó, anh Tùng còn ấp ủ nhiều dự định: "Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới từ cá thác lác, góp phần đa dạng hóa đặc sản của địa phương".

Câu chuyện của anh Nguyễn Thanh Tùng và thương hiệu lạp xưởng cá thác lác là một ví dụ điển hình cho thấy sự năng động, sáng tạo của người nông dân Việt Nam trong việc thích ứng với công nghệ, thị trường mua sắm online và nâng cao giá trị nông sản. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tin rằng lạp xưởng cá thác lác Thanh Tùng sẽ ngày càng vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hải Dương
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất