Thứ bảy 10/05/2025 01:15

48 sản phẩm được tỉnh Nghệ An công nhân gắn sao OCOP

48 sản phẩm được công nhận đạt các hạng sao lần này được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy công nhận, được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “OCOP Nghệ An”.

Theo đó, nhãn hiệu và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm theo quy định tại Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 4/2/2020 của UBND tỉnh Nghệ An và các quy định hiện hành. Kết quả công nhận xếp hạng có giá trị trong 3 năm, kể từ ngày quyết định được ký ban hành.

Thổ cẩm là một trong những sản phẩm được gắn sao lần này

Ngày 4/2/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 303-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An năm 2019”; theo đó, có 15 sản phẩm đạt 4 sao, 33 sản phẩm đạt 3 sao.

Danh sách 15 sản phẩm đạt 4 sao được gắn sao lần này bao gồm: Nước mắm hạ thổ của Công ty CP Thủy sản Vạn Phần (Diễn Châu); Hương trầm Liên Đức của Công ty TNHH Hương trầm Liên Đức (Thanh Chương); Chè xanh Thanh Chương của HTX nông nghiệp và chế biến chè xanh Thanh Đức (Thanh Chương); Tương Sa Nam (Nam Đàn); Dệt thổ cẩm (khăn, váy, khăn trải bàn) của HTX làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu); Trà túi lọc cà gai leo của Công ty CP Dược liệu Pù Mát (Con Cuông); Trà túi lọc dây thìa canh của Công ty CP Dược liệu Pù Mát (Con Cuông); Trà túi lọc giảo cổ lam của Công ty CP Dược liệu Pù Mát (Con Cuông); Trà linh chi ATC của Công ty Đầu tư và sản xuất ATC (TP. Vinh); Nấm linh chi ATC của Công ty Đầu tư và sản xuất ATC (TP. Vinh); Rượu mú từn của Công ty TNHH Một thành viên Long Lưu (TP. Vinh); Rượu đông trùng hạ thảo của Công ty CP Khoa học xanh Hidumi Pharma (Quỳnh Lưu); Tảo xoắn spirulina michio của Công ty CP Khoa học xanh Hidumi Pharma (Quỳnh Lưu); Đậu tương lên men Nattokizana của Công ty CP Khoa học xanh Hidumi Pharma (Quỳnh Lưu); Chả cá trích của Công ty CP Biển Quỳnh (TX.Hoàng Mai).

Thông qua việc đánh giá, phân hạng lần này, nhận thức của cán bộ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành; nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn; tạo được vị thế, thương hiệu vững chắc trên thị trường.

Những sản phẩm OCOP được gắn sao sẽ tác động tốt đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, chủ trang trại, thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng của xã hội đối với sản phẩm OCOP. Từ đó, tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP