Thứ hai 23/12/2024 03:32

256 dự án đầu tư vào Bắc Giang, đóng góp tích cực cho kinh tế địa phương

Trong 5 năm qua (2019- 2024), tỉnh Bắc Giang đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 256 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 4.016,2 triệu USD.

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh

Xác định nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã nghiêm túc tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó quan tâm, chú trọng công tác thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

Trong 5 năm qua (2019- 2024), tỉnh Bắc Giang đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 256 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 4.016,2 triệu USD. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là hơn 2,4 tỷ USD, đạt tỷ lệ khoảng 42,8%.

Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; còn lại là các dự án có mục tiêu chính thuộc ngành thương mại dịch vụ (bao gồm hoạt động thương mại, phân phối) với tổng vốn thu hút khoảng 100,70 triệu USD.

Nhiều dự án đầu tư vào Bắc Giang thời gian qua

Từ khi đi vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDItăng dần theo từng năm. Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp là: Trung Quốc chiếm 34,1%; Hàn Quốc chiếm 25,8%; Ấn Độ chiếm 11,7%; Mỹ chiếm 9,7%; Nhật Bản chiếm 5,7%; Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 2,0%; Tây Ban Nha chiếm 1,8%; thị trường khác chiếm 9,3%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu là: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 33,4%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 28,7%; thiết bị điện chiếm 17,7%; hàng dệt, may, da giày chiếm 7,6%; sản phẩm từ chất dẻo chiếm 4,5%; sản phẩm khác chiếm 8,1%.

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh cũng đã có tác động lan toả tích cực đối với các thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, chia sẻ kỹ năng quản trị tiên tiến. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sự liên kết, hỗ trợ khối doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng cùng phát triển, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao giá trị cho hàng hóa của tỉnh.

Từ năm 2019 đến nay có 17 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Các hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ luôn được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp góp phần thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Bằng việc đầu tư và sản xuất kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã có đóng góp tích cực vào ngân sách địa phương. Tổng số thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 2019 đến hết tháng 6/2024 đạt 9.659,7 tỷ đồng. Các dự án FDI có đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Năm 2019 đạt 830,6 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; đến năm 2023 đạt 2.486,1 tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, gấp gần 3 lần so với năm 2019. 6 tháng đầu năm 2024 các dự án FDI nộp ngân sách Nhà nước 2.479,3 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng thu ngân sách trên địa bàn, xấp xỉ số nộp ngân sách của các dự án FDI cả năm 2023.

Năm giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa phương

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW nhằm thu hút và sử dụng có chất lượng và hiệu quả vốn ĐTNN, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xác định cần tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 50-NQ/TW và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ĐTNN tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về chủ trương đẩy mạnh thu hút, nâng cao hiệu quả công tác thu hút ĐTNN của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp đã nêu tại Kế hoạch số 83-KH/TU ngày 05/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hai là, tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút có chọn lọc các dự án FDI; lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ cao, các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến; bảo vệ môi trường, quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Triển khai thực hiện tốt phương châm "3 dám" (dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung), "3 hơn" (quyết liệt hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn), "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm và rõ kết quả) theo tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TU, ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bốn là, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ thu hút đầu tư. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng xã hội khác (nhà ở, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí chất lượng cao, …), nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn chất lượng với công nghệ tiên tiến, sản xuất chất bán dẫn trên cơ sở đáp ứng quy định suất đầu tư và số lao động sử dụng đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Nghiên cứu xây dựng và ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu đến năm 2030 để đẩy mạnh và tăng cường phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của các lao động, chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại tỉnh.

Năm là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; chủ động hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư; đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngọc Anh
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản