Chủ nhật 24/11/2024 21:45

10 ngành nghề giảm nhu cầu tuyển dụng lao động

Trong khi 10 lĩnh vực, ngành nghề giảm nhu cầu tuyển dụng lao động lên tới 43% thì một số ngành khác có sự tăng trưởng nhẹ so với thời điểm bình ổn trước dịch.

3 lĩnh vực, ngành nghề giảm tuyển dụng nhân sự trên 30%

Báo cáo về nhu cầu tuyển dụng lao động 4 tháng đầu năm 2023 của Navigos Group cho thấy, tổng quan, nhu cầu tuyển dụng của các ngành giảm trung bình 18% so với thời điểm trước dịch và giảm trung bình 16% so với thời điểm phục hồi sau dịch Covid-19 (năm 2022).

10 lĩnh vực, ngành nghề giảm nhu cầu tuyển dụng lao động 4 tháng đầu năm 2023. Ảnh minh họa: Thanh Hải.

Có 10 lĩnh vực và ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng giảm sút đáng chú ý so với thời điểm bình ổn trước dịch Covid-19:

Du lịch, Nhà hàng & Khách sạn được xem là lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch Covid-19. 4 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của lĩnh vực Du lịch, Nhà hàng & Khách sạn giảm sâu tới 55% so với thời điểm bình ổn trước dịch. Năm 2023, dưới tác động tiếp tục của suy thoái kinh tế nhưng nhu cầu tuyển dụng của ngành này có sự tăng nhẹ, cụ thể đang giảm từ 55% ở năm 2022 sang năm 2023 giảm còn 43%.

Dệt may & Da giày là những ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục sụt giảm nhu cầu về lao động đến 39%. Lý do bởi ngành này chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tại các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế đều tăng cao tác động đến sức mua, đơn hàng và đơn giá của DN đều sụt giảm.

Lĩnh vực Xây dựng & Bất động sản phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đáng kể nhu cầu tuyển dụng lên tới 34% vào đầu năm 2023, lý do bởi chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu DN. Bên cạnh đó là biến động kinh tế toàn cầu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự sụt giảm này.

Vào đầu năm 2023, Thu mua, Vật tư và Cung vận là lĩnh vực ghi nhận giảm sút 25% về nhu cầu tuyển dụng nhân sự so với thời điểm được xem là bình ổn của thị trường vào năm 2019.

Khi thị trường Việt Nam trải qua ảnh hưởng của suy thoái từ biến động kinh tế thế giới vào năm 2022 đến nay, lĩnh vực Công nghệ thông tin sụt giảm 20% về nhu cầu tuyển dụng so với thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch Covid-19. Đây được xem là điểm khác biệt so với xu hướng vốn có của ngành Công nghệ thông tin từ trước đến nay.

Lĩnh vực Xuất – Nhập khẩu ghi nhận sự giảm sút lên đến 18% theo tình hình suy thoái chung của kinh tế thế giới. Theo số liệu của Bộ Công thương, trong quý 1/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt sụt giảm mạnh ở hầu hết các nhóm hàng chủ lực như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ…

Vận tải & Logistics có nhu cầu tuyển dụng sụt giảm 22% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động đáng kể lên các đơn hàng xuất nhập khẩu chính ngạch, trực tiếp làm giảm nhu cầu vận tải hàng hải.

Nhóm ngành Pháp lý & Hành chính cũng trải qua sự giảm sút đáng kể về nhu cầu tuyển dụng lên tới 31%. Sự thay đổi này đến từ ảnh hưởng chung của biến động thị trường và khó khăn kinh tế toàn cầu và Việt Nam.

Nhóm ngành Marketing, 4 tháng đầu năm 2023 sụt giảm tuyển dụng nhân sự lên tới 28% so với thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch Covid-19. Thị trường trải qua biến động về kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến hoạt động kinh doanh giảm sút, các công ty điều chỉnh lại bộ máy qua việc cắt giảm những bộ phận không trực tiếp tạo ra lợi nhuận.

Ngành Bán hàng & Chăm sóc khách hàng tiếp tục giảm đến 23% vào cùng kỳ năm 2023. Sự giảm sút liên tục này đầu tiên đến từ ảnh hưởng của dịch, sau đó là tác động bởi sự suy thoái kinh tế, dẫn đến các DN phải cắt giảm, thu nhỏ quy mô bộ máy công ty.

Ngân hàng, Tiêu dùng có xu hướng tuyển dụng tăng

Navigos Group cũng chỉ ra những lĩnh vực và ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng 10% so với thời điểm cùng kỳ bình ổn trước dịch Covid-19. Sự tăng trưởng nói chung về nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực Ngân hàng/ Dịch vụ tài chính do toàn ngành về chuyển đổi số, phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng thu nhập dịch vụ, đa dạng hệ sinh thái và bùng nổ xu hướng đầu tư trên các kênh điện tử

Lĩnh vực Hàng tiêu dùng tuyển dụng nhân dụng ổn định, thậm chí tăng do thuộc nhóm Nhu yếu phẩm và dịp Tết nguyên đán nhu cầu của người dân chi tiêu cao hơn so với các lĩnh vực khác.

Trong khi đó, nhóm ngành Chăm sóc sức khỏe, và Bán lẻ & Bán buôn lại có nhu cầu tuyển dụng ổn định và gần như không có nhiều thay đổi.

kinhtedothi.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'