"Không khí hợp tác khởi nghiệp 4.0 lan tỏa trong ASEAN"

Đây là mong muốn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị WEF ASEAN 2018. Theo Thủ tướng,  công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025.
Khai mạc trọng thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN CMCN 4.0: Thành công thuộc về các quốc gia biết nắm bắt cơ hội Doanh nghiệp là trung tâm, công nghệ là chìa khóa
khong khi hop tac khoi nghiep 40 lan toa trong asean
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị WEF - ASEAN 2018

Cơ hội song hành thách thức

Mở đầu bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 mang lại cho các nước ASEAN là vô cùng lớn. Tiêu biểu là khả năng đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa. ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot tự động, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, theo Thủ tướng, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng không ít. Đó là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa hay gia tăng khoảng cách về thu nhập xã hội.

“Trong bối cảnh đó, ASEAN tự hào có Singapore - là hình mẫu thành công về tinh thần tiên phong trong nền kinh tế số, đã vận dụng những thành tựu của CMCN 4.0 để đạt mức phát triển vượt bậc thời gian qua” - Thủ tướng nhấn mạnh.

5 chính sách ưu tiên

Trước những cơ hội, thách thức, các nước ASEAN cần đặt ra ưu tiên chính sách của mình nhưng trên cơ sở lăng kính của cả khối.

Trước hết, trong bối cảnh CMCN 4.0, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị có thêm kết nối số được lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối nêu trên, cùng với chú trọng phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử, Chính phủ điện tử...; đồng thời, dữ liệu là nền tảng của 4.0. Các nước ASEAN cần xây dựng quy tắc chung của khu vực về hợp tác, chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức, điều kiện để dữ liệu được chia sẻ và sử dụng hiệu quả. Được biết, lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và con người.

khong khi hop tac khoi nghiep 40 lan toa trong asean

Ngoài ra, các hạ tầng kết nối về tài chính, ngân hàng, thị trường, truyền thông, logistic... cần hoạt động ở quy mô khu vực. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị cần xây dựng cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp và quy định giữa các nước thành viên ASEAN, giúp các doanh nghiệp nội khối có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, liên kết 1 cửa ASEAN về hải quan là một ví dụ tốt nhiều năm qua.

Thủ tướng cho biết thêm, tại hội nghị này, ở cấp Bộ trưởng và doanh nghiệp, Việt Nam sẽ đưa ra sáng kiến về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN. Hợp tác trí tuệ, bảo đảm an ninh mạng, hợp tác nhân lực về CNTT chất lượng cao.

“Tôi được biết một tin vui, ngày 12/9, tại Hà Nội, Go-Jet - một doanh nghiệp khởi nghiệp của Indonesia và Go Viet - công ty khởi nghiệp của Việt Nam - đã khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên nền tảng công nghệ 4.0 tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mong muốn được nhìn thấy nhiều hợp tác hơn thế để nói với thế giới rằng khởi nghiệp đang thực sự lan tỏa trong ASEAN” - Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo, khởi nghiệp. Trong thời đại 4.0, nhiều nước ASEAN đã có các trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm cấp quốc gia. Theo đó, các nước cần xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm quốc gia và mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của toàn khu vực, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.

Với dân số hơn 640 triệu người (chiếm 8,5% dân số thế giới), quy mô kinh tế năm 2017 đạt hơn 2.760 tỷ USD, ASEAN giờ đã là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 5 trên thế giới. Cùng với việc hướng ra bên ngoài, nhất là về thương mại, ASEAN cần phát huy thị trường nội khối, là một thị trường đủ lớn cho các chiến lược phát triển, hướng đến Tầm nhìn ASEAN 2025 với một ASEAN mở, hợp tác đa dạng với các đối tác.

Trong bối cảnh lan tỏa của CMCN 4.0, môi trường khu vực và toàn cầu đang biến chuyển phức tạp, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN cùng các đối tác trong và ngoài khu vực xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường, dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm; tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực, cùng các đối tác duy trì hòa bình và ổn định và phát triển khu vực thịnh vượng.

Nhật Quang - Nguyễn Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Về thông tin nhân sự tuần qua (từ ngày 5 - 10/5), Sở Công Thương Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các quyết định công tác cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường.
Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội nghe Tờ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung 47 điều của Luật Bầu cử nhằm rút ngắn thời gian, tăng quyền cho địa phương, cụ thể hóa chính quyền hai cấp.
Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh) năm 2025.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm vi phạm và trao quyền linh hoạt cho Chính phủ để quản lý hiệu quả thị trường quảng cáo đang biến động.
Mobile VerionPhiên bản di động