Chủ nhật 29/12/2024 05:12

Yên Bái: Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Nhằm đạt được những mục tiêu lớn, như: cải thiện điều kiện làm việc; giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động… tỉnh Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2016 - 2020.
Tăng cường công tác tập huấn, diễn tập phòng chống cháy nổ (Ảnh minh hoạ)

Những mục tiêu và giải pháp lớn

Tỉnh Yên Bái hướng đến mục tiêu đến năm 2020, giảm trung bình 5% tần suất tai nạn lao động chết người mỗi năm; trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% DN lớn và 30% DN vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động; mỗi năm tăng trung bình thêm 50 DN vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý ATVSLĐ…

Địa phương này cũng đặt mục tiêu trên 80% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện, thị xã, thành phố và trong các ban quản lý khu, cụm công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ; trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; 80% số người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế; 70% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về ATVSLĐ; trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ…

Để đạt được mục tiêu quan trọng nói trên, tỉnh Yên Bái đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ; huấn luyện, hỗ trợ trang thiết bị nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ; điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về ATVSLĐ; triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Yên Bái cũng đã và đang thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, tập huấn, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;…

Cùng với đó là các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tổ chức thông tin trên hệ thống các đài truyền hình, truyền thanh cơ sở; xây dựng chuyên đề, chuyên mục trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cơ quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác ATVSLĐ.

Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ của các đơn vị, DN, kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục các tồn tại về công tác ATVSLĐ, ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

Kết quả và định hướng

Theo lãnh đạo Sở Lao động-Thương bình và Xã hội tỉnh Yên Bái, nhờ định hướng đúng đắn và có những giải pháp tổ chức thực hiện bài bản nên kết quả đạt được trong thời gian qua rất đáng ghi nhận. Trước hết, nhận thức, ý thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ từng bước chuyển biến tích cực. Điều kiện, môi trường làm việc được quan tâm, cải thiện hơn, công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quan tâm, triển khai chủ động hơn. Tần suất tai nạn lao động đã có chiều hướng giảm, đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ, rủi ro cao.

Đơn cử như trong năm 2017, nhờ chủ động phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động về phòng chống cháy nổ, cứu nạn cứu hộ… Hội đồng ATVSLĐ tỉnh đã cùng với các cơ quan hữu quan giải quyết được nhiều vụ tai nạn đáng tiếc và qua đó, nâng cao một bước ý thức đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động và người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, thông qua hàng chục lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cấp gần 3.000 giấy chứng nhận về PCCC cho các tổ chức, DN trên địa bàn đã góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các DN.

Đặc biệt, đẩy manh công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng cũng đã kịp thời pháp hiện hàng chục tổ chức, DN vi phạm hành chính về lĩnh vực ATVSLĐ, tiến hành nhắc nhở, xử phạt để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật liên quan.

Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, số vụ vụ tai nạn lao động, số người thương vong trong các vụ tai nạn và con số thiệt hại về tài sản trong các vụ tai nạn lao động ngày càng giảm. Tuy nhiên, qua các báo cáo tổng hợp, phân tích về tai nạn lao động trong những năm qua cho thấy, một trong những nguyên nhân phổ biến là do người lao động không được huấn luyện hoặc huấn luyện không đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn, vệ sinh lao động. Vì vậy, trong thời gian tới, Yên Bái sẽ tiếp tục thực hiện công tác ATVSLĐ – PCCN với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp”.

Trong đó, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cũng như cộng đồng trong việc thực hiện ATVSLĐ. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng tăng cường công tác chỉ đạo, nêu cao trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Với các DN, cơ sở sản xuất, tỉnh yêu cầu tăng cường đầu tư, đổi mới sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, rà soát bổ sung nội quy, quy trình, biện pháp làm viêc an toàn, phòng chống cháy nổ. Đối với người lao động, trước hết vì sức khỏe, tính mạng và lợi ích của chính mình, cần tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ năng làm việc an toàn để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.

Tỉnh cũng chỉ đạo thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành hoặc liên ngành về ATVSLĐ – PCCN, nhất là trong Tháng hành động ATVSLĐ, tập trung vào vào các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động