Xuống đồng bàn chuyện "Xúc tiến"

Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, thay vì tổ chức các hội nghị, triển lãm hàng hóa, nhiều địa phương gần đây đã chuyển hướng đưa các đoàn doanh nhân đến tận ruộng đồng để bàn chuyện làm ăn với bà con, phương cách này đã mang lại hiệu quả rất cao.
Xuống đồng bàn chuyện
Thu hoạch thanh long

Giao thương chỉ ngồi bàn giấy có lẽ đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh doanh hiện nay, nhất là kinh doanh mặt hàng nông sản. Bởi thế, trong năm 2017, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã “làm mới” một số khâu trong công tác xúc tiến thương mại, trong đó có việc tổ chức đưa các đoàn thương gia nước ngoài đến các vùng nguyên liệu xoài, thanh long, dứa… hay các vuông nuôi tôm, cá, để họ tận mắt thấy quy trình sản xuất và bàn trực tiếp chuyện làm ăn. Các chuyên viên của Bộ hay của Sở Công Thương tại các địa phương đó chỉ đóng vai người kết nối, không tham gia thương thảo như mua mặt hàng nào, sản lượng, kích cỡ bao nhiêu, giá bán, thời gian giao hàng, cách thanh toán… như thế nào. “Cách làm trực quan này chỉ mất thêm công đi nhưng giảm được tốn kém từ hội họp và mang lại hiệu quả nhờ nhu cầu về cung - cầu hàng hóa giữa người bán và người mua được bàn thảo trực tiếp” - ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - đánh giá.

Nổi tiếng là vương quốc của trái thanh long, trước đây người trồng thanh long tại Bình Thuận thường phát “ốm” khi mùa rộ vì “đầu ra” thiếu ổn định. Tuy nhiên vài năm gần đây, nhờ biết cách tiếp thị, trái thanh long đã được tiêu thụ ổn định, giá lại cao hơn trước. Ông Đỗ Minh Kính - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận - cho biết, tỉnh hiện có trên 27.000 ha trồng thanh long, trong đó 25.000 ha đang cho sản phẩm, sản lượng đạt khoảng 600.000 tấn/năm. Hiện tại, cả tỉnh có 9.500 ha thanh long được chứng nhận VietGAP, 262 ha chứng nhận GlobalGAP. Thanh long Bình Thuận tiêu thụ nội địa khoảng 15%, xuất khẩu 85% vào 16 thị trường, trong đó 70% là thị trường châu Á. Ngoài hàng nghìn hộ nông dân, còn có khoảng 100 doanh nghiệp trồng và kinh doanh loại trái cây này.

Xuống đồng bàn chuyện
Đoàn doanh nhân Đông Hưng (Trung Quốc) và Móng Cái (Quảng Ninh) tại ruộng thanh long ở Bình Thuận

“Thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch chưa nhiều, chủ yếu xuất qua đường biên mậu, nhưng cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro về giao nhận, thanh toán. Do vậy Bình Thuận đang tập trung cho những lô hàng xuất chính ngạch để hướng đến một thị trường minh bạch, an toàn và bền vững hơn” - ông Kính chia sẻ. Mới đây, ngành Công Thương tỉnh Bình Thuận đã tổ chức mời đoàn doanh nhân TP. Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) và TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) trực tiếp đến các vườn thanh long để thưởng thức hương vị của trái thanh long được canh tác theo phương pháp mới, đồng thời bàn chuyện mua bán trực tiếp với người nông dân.

Tại vườn thanh long 10 ha của Công ty Rau quả Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, đoàn doanh nhân của TP. Đông Hưng và TP. Móng Cái đã trực tiếp hái thanh long và thưởng thức hương vị ngay tại vườn. Tại đây, các thương nhân Đông Hưng đã trực tiếp trao đổi với chủ vườn, sau đó đề nghị các doanh nhân Móng Cái thảo hợp đồng ghi nhớ để sắp tới nhập khẩu thanh long với số lượng lớn. Tại vườn thanh long chứng nhận GlobalGAP này, ông A Lâm - chủ một công ty thương mại lớn của TP. Đông Hưng - chia sẻ, chuyến đi đến vườn thanh long lần này thật bổ ích vì biết rõ được quy trình trồng, chất lượng hàng hóa. “Quan trọng nhất, nhà vườn đã hiểu sâu, hiểu rõ về nhu cầu của Trung Quốc và cam kết sản xuất theo yêu cầu để sắp tới doanh nghiệp Móng Cái thu mua và cung cấp cho chúng tôi” - vị thương nhân nước bạn cho hay.

Có mặt tại vườn thanh long xanh mướt điểm xuyết những quả căng mọng, chín đỏ của ông Đặng Văn Bản (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), ông Bản hồ hởi nói, trước đây, bà con lo nhất là vấn đề đầu ra, tuy nhiên thông qua sự giúp đỡ của ngành Công Thương địa phương, nông dân đã bán được trực tiếp hàng cho các đầu mối lớn. Nhờ vậy lượng tiêu thụ hàng hóa luôn ổn định và giá cả cũng tăng lên.

Xuống đồng bàn chuyện
Thưởng thức hương vị thanh long ruột đỏ

Tại hệ thống siêu thị LOTTE Mart, hàng Việt hiện chiếm đến 95%, tỷ lệ này tăng dần hàng năm. Để hàng hóa đặt trên quầy kệ có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, được bao gói đẹp mắt… LOTTE Mart đã trực tiếp hợp tác với doanh nghiệp, người nông dân để sản xuất theo yêu cầu của mình. Để làm được điều này, ông Đoàn Diệp Bình - Trưởng phòng Truyền thông LOTTE Mart Việt Nam - cho biết: Chúng tôi chọn lựa kỹ những nhà cung cấp có đủ năng lực, uy tín và đặt hàng họ với những tiêu chí nghiêm ngặt về chủng loại, chất lượng và kích cỡ. Chúng tôi cũng hợp tác với người nông dân xây dựng chuỗi sản xuất thực phẩm sạch, an toàn, sau đó hình thành những mặt hàng gắn nhãn hàng riêng (Choice L), nhờ đó giá trị hàng Việt đã được nâng cao hơn so với trước đây.

Trong năm 2017, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp làm cầu nối gắn kết doanh nghiệp thành phố với các tỉnh; thông qua việc tổ chức các đoàn của thành phố và doanh nghiệp đưa sản phẩm về các tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp các tỉnh kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện tại, đã có 75 dự án đầu tư sản xuất, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp thành phố với các tỉnh/thành phố với tổng vốn đầu tư đạt 27.428 tỷ đồng, gồm các dự án nuôi trồng, chế biến thực phẩm, xây dựng nhà máy, trang trại, trung tâm thương mại, siêu thị… Trong đó, liên kết cung ứng vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch đạt 2.500 tỷ đồng mỗi năm.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - chia sẻ, trong chuỗi liên kết này, ngành Công Thương thành phố đã tổ chức nhiều đoàn, nhiều đợt đến tận vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên, miền Trung và miền Tây Nam bộ, trực tiếp gặp nhà sản xuất, người nông dân trên những cánh đồng trồng hoa, quả, trên bờ vuông tôm cá. Trong những cuộc gặp gỡ bàn thảo trực tiếp như thế, nhu cầu của người mua và người bán đều “vỡ lẽ”, vì thế chuyện hợp tác kinh doanh đã được rút ngắn và trở nên dễ dàng hơn.

“Cách gặp gỡ trực tiếp giữa người bán và người mua còn làm giảm được những tầng nấc trung gian, giảm thiểu rủi ro trong chuỗi sản xuất hàng hóa. Cách làm này còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn” - ông Đông khẳng định.

Trực tiếp gặp gỡ nhà nhập khẩu, gặp đối tác mua hàng sẽ giúp bà con hiểu rõ thị trường yêu cầu gì từ chất lượng đến mẫu mã, giá cả, từ đó thay đổi phương thức sản xuất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Thế Vĩnh - Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

5 tháng đầu năm 2024: Xuất khẩu rau quả thu về 2,5 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2024: Xuất khẩu rau quả thu về 2,5 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện

TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế'

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Thị trường thiết bị, máy và văn phòng phẩm còn nhiều dư địa phát triển

Thị trường thiết bị, máy và văn phòng phẩm còn nhiều dư địa phát triển

Xem thêm