"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

PV

PV

Song song với sự "bùng nổ" của TMĐT, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nảy sinh những vấn đề nóng, cấp bách...
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/5: Chỉ số giá hàng hoá giảm 3 ngày liên tiếp Cục Quản lý thị trường Quảng Bình: Tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương vừa có những trao đổi với Báo Công Thương về diễn biến mới trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển rất nhanh trong những năm qua.

Tiềm năng phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

Theo thống kê, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD. Ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, thưa ông?

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối hiện đại và là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng và là công cụ, phương thức kinh doanh quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn, thậm chí là có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn trong và sau đại dịch.

Thực tế, đà tăng trưởng của ngành thương mại điện tử đã bắt đầu từ trước đại dịch với mức tăng trưởng trung bình 25-28%/năm, song trong giai đoạn 2020-2021 có phần chững lại (16-18%/năm). Tuy nhiên trong năm qua thị trường TMĐT đã có sự tăng trưởng bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2023, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2023 đã đạt gần 61 triệu người và ước tính mỗi người chi tiêu cho mua sắm 336 USD/năm. Bên cạnh đó, hạ tầng cho TMĐT như logistics, giao hàng chặng cuối, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, hạ tầng viễn thông, internet và những công nghệ mới, giải pháp mới trong TMĐT đã được triển khai ở Việt Nam.

Mặt khác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT cũng hết sức sôi động và cộng hưởng với sức mua có phần tăng mạnh sau đại dịch giúp cho TMĐT Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt. Theo báo cáo của eMarketer, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.

Theo Kế hoạch đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025; định hướng đến năm 2030, tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ năm 2025 đạt 10%.

Có thể nói mục tiêu đặt ra này còn khá khiêm tốn. Theo nghiên cứu của Statista, tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ trung bình của thế giới là 19,4%. Do vậy, TMĐT Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để phát triển.

Năm 2023, việc chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến đã được Bộ Công Thương triển khai rất tích cực và quyết liệt. Ông có thể thông tin thêm về công tác này của Bộ?

Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho đối tượng lợi dụng để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (NGXX), lợi dụng TMĐT để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên truyền và phổ biến các sản phẩm cấm, có cả những sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia...

Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Bộ Công Thương đã triển khai và tham mưu cho Chính phủ nhiều hoạt động cụ thể để giảm thiểu vấn nạn này nằm hướng tới việc phát triển TMĐT lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.

Cụ thể, như trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách và quy định quan trọng liên quan tới TMĐT như: Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về quy định xử lý vi phạm hành chính trong TMĐT. Các văn bản trên đã góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tăng cường trách nhiệm các bên, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững.

Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, tính đến hết năm 2021, Bộ Công Thương (nòng cốt là Tổng cục Quản lý thị trường, Cục TMĐT và Kinh tế số) đã thực hiện kiểm tra gần 3.000 vụ việc (bao gồm hành vi vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả), xử phạt trên 20 tỷ đồng.

Năm 2022, thực hiện thanh tra, kiểm tra 784 vụ, xử lý 449 vụ, phạt tiền gần 6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 11,5 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 2 vụ sang cơ quan Cảnh sát điều tra liên quan đến những hành vi vi phạm về TMĐT. Trong năm 2023, Bộ Công Thương đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành 14 văn bản yêu cầu các đơn vị là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, website/ứng dụng TMĐT rà soát gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật. Kết quả đã gỡ bỏ 23.359 sản phẩm và chặn 6.254 gian hàng vi phạm.

Bên cạnh vấn đề hàng giả, nhiều đối tượng còn lợi dụng TMĐT để bán các sản phẩm cấm lưu hành, sản phẩm gắn bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới quốc gia như vụ việc: Đồ chơi có hình “Bản đồ cắm cờ thế giới" có "hình lưỡi bò" của Trung Quốc (thu giữ 30 thùng hàng và 2 bao tải chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ); vụ việc đồng 2 đô la Úc có hình "cờ vàng" (Lazada gỡ bỏ 30 sản phẩm và khóa 8 gian hàng; Sendo gỡ bỏ 6 sản phẩm và khóa 2 gian hàng; Shopee khóa 27 gian hàng và khoảng 700 sản phẩm)...

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế… cung cấp thông tin, rà soát và xử lý hàng trăm website, ứng dụng vi phạm mỗi năm. Chuyển hồ sơ Công an xử lý nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự để làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại trên quy mô lớn cho người dân.

Trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và nâng cao năng lực thực thi pháp luật, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông... đăng tải các thông tin, bài viết bao gồm các hướng dẫn về các quy định mới, các thông báo, yêu cầu rà soát, gỡ bỏ sản phẩm, thông tin cảnh báo tới người tiêu dùng, các bài báo tuyên truyền, phổ biến về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm bắt và phòng tránh các nguy cơ lừa đảo, đồng thời bảo vệ mình trước thủ đoạn của các đối tượng vi phạm pháp luật.

Hàng năm, Bộ Công Thương cũng chủ trì và phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Sở Công Thương các địa phương tổ chức hơn 20 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm về thương mại điện tử trên các địa bàn, với gần 6.000 cán bộ tham dự. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiệu quả.

Các hình thức sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi. Bộ Công Thương đã có những giải pháp nào đang được triển khai để kiểm soát và ngăn chặn vấn nạn này?

Thứ nhất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Chính phủ, lãnh đạo Bộ ban hành các chính sách, pháp luật và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 17/2022/NĐ-CP và nghị định 85/2021/NĐ-CP để đảm bảo thị trường kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và tạo cơ chế thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại, thẩm tra, xác minh và giám định các sản phẩm hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung các quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời khuyến khích TMĐT Việt Nam phát triển theo hướng bền vững.

Một số vấn đề Bộ đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi như: Bổ sung các các khái niệm mới phù hợp với quy định tại Luật giao dịch điện tử 2023 và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT.

Phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước về TMĐT cho các địa phương trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động TMĐT; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng; trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động TMĐT như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết...

Chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT; quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam; trách nhiệm quản lý nhà nước về TMĐT...

Thứ hai, tăng cường phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa Bộ Công Thương và các Bộ Công An, Bộ Tài chính... về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng cấm để xử lý. Trong đó, cần rà soát theo từ khóa những sản phẩm, vật phẩm bị cấm, các sản phẩm nhạy cảm liên quan tới đường lưỡi bò, cờ ba sọc, các sách báo ấn phẩm, xuất bản phẩm điện tử, film bị cấm... Lập danh sách đề nghị kiểm tra, xử lý theo quy định.

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong TMĐT cho các cán bộ Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra... Đặc biệt, các nội dung liên quan tới quy định pháp luật về TMĐT; kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ và xử lý vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử; kiểm soát thông tin trên các sàn, các website TMĐT; kiểm soát kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội...

Thứ tư, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

Bộ Công Thương sắp tới sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cần tuyên truyền để doanh nghiệp cần hiểu và có trách nhiệm bảo vệ, kiểm soát hàng hóa của mình, cố gắng làm sao xã hội hóa để toàn dân cùng bảo vệ hàng hóa cho mình, doanh nghiệp cần dần bỏ đi suy nghĩ coi công tác chống hàng giả chỉ là của cơ quan chức năng.

Các sàn TMĐT cần đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường kiểm soát người bán, chất lượng sản phẩm và đánh giá người bán và đánh giá sản phẩm và công khai thông tin đánh giá để người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn và mua sản phẩm phù hợp.

Về phía người tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng thông minh, không tiếp tay cho hàng giả hàng nhái và phản ánh/tố giác tới các cơ quan chức năng khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm. Tiếp tục thực hiện các Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong TMĐT”, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trực tuyến.

Thứ năm, xây dựng các giải pháp, trang bị công cụ, thiết bị và các hệ cơ sở dữ liệu tập trung các bộ ngành cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các Bộ ngành trong công tác phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng hóa nhập lậu và chống thất thu thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương tới Quản lý thị trường các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.

Cuối cùng, trên thực tế hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bán trên môi trường mạng mà vẫn được bày bán có phần công khai tại các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại... TMĐT chỉ là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, vấn đề cuối cùng là phải kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hàng hóa được sản xuất làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu qua các cửa khẩu, hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch...

Để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Hải quan, Thuế), Bộ Thông tin và truyền thông, Ngân hàng nhà nước... cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu hoặc đấu tranh phát hiện sớm các hành vi vi phạm liên quan tới các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế...

Do vậy, cần quyết liệt và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 và Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng Cục Quản lý thị trường phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.

Có thể nói, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nói chung và trên không gian mạng nói riêng, người tiêu dùng phải thực sự là "mắt xích" quan trọng, phải trở thành người tiêu dùng thông thái. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Trước "bão" hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc Temu tung website, app tiếng Việt không đăng ký với Bộ Công Thương; tung khuyến mại “khủng” là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động