Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Ngoài việc mở rộng vùng trồng mắc ca, địa phương cần hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ để nâng cao giá trị sản phẩm, tìm kiếm đầu ra ổn định.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca Đắk Lắk: Xuất khẩu chính ngạch hơn 10 tấn mắc ca đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc

Hướng mở phát triển kinh tế chủ lực tại địa phương

Mắc ca vốn là loại cây được tỉnh Điện Biên ưu tiên phát triển để trở thành cây chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Trong khi nhiều huyện còn khó khăn khi triển khai, thậm chí có huyện xin dừng triển khai dự án thì huyện Tuần Giáo đã triển khai rất thành công và trở thành huyện có diện tích mắc ca lớn nhất cả nước.

Cây mắc ca tại tỉnh Điện Biên, từ năm 2002 đã được cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa lên trồng thử nghiệm tại một số huyện và thành phố Điện Biên Phủ. Đến năm 2009 được đưa vào trồng tại huyện Mường Ảng thông qua một số chương trình, dự án và sau đó được người dân và doanh nghiệp phát triển mở rộng.

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Điện Biên đã trồng được hơn 7.200 ha, trong đó, chỉ tính riêng huyện Tuần Giáo đã trồng được trên 2.500 ha, chiếm 35% diện tích toàn tỉnh. Sản lượng thu hoạch mắc ca toàn tỉnh năm 2023 đạt 373 tấn hạt.

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín
Để đưa mắc ca Điện Biên trở thành thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường, địa phương cần xây dựng mô hình quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu

Ông Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, cho biết: Xác định mắc ca là cây trồng phù hợp, mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao, đang phát huy tiềm năng, thế mạnh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và thay thế những cây trồng kém hiệu quả, huyện Tuần Giáo vẫn kiên trì với mục tiêu mở rộng diện tích.

“Thị trường quả mắc ca rộng, nhu cầu lớn và tiếp tục tăng. Hơn nữa, không phải ở đâu cũng trồng được loại cây này, trong khi mắc ca Tuần Giáo có năng suất, chất lượng tốt, không thể lãng phí tiềm năng phát triển. Lựa chọn không đi theo đại trà mới thắng”, ông Lê Xuân Cảnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Cảnh: "Một trong những yếu tố tiên quyết cho hướng đi này trước hết vì huyện Tuần Giáo được thiên nhiên ưu ái, có những điều kiện địa hình, môi trường lý tưởng cho cây mắc ca phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn cả là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân".

Hơn 3 năm trở lại đây, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân, huyện Tuần Giáo đã tập trung nghiên cứu để đưa giống mắc ca phù hợp nhất vào trồng. Đồng thời, tích cực tìm đầu ra ổn định cho loại cây này. Chính vì vậy, chủ trương trồng mắc ca được người dân ủng hộ và đã gặt hái những kết quả ban đầu.

Theo lãnh đạo huyện cho biết, năm 2023, toàn huyện có 2.800 hộ dân tham gia trồng mới được gần 1.700 ha cây mắc ca, tỉ lệ cây sống đạt trên 90%. Đây là kết quả vô cùng phấn khởi, mở ra hướng đi mới, góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Phát huy kết quả đó, năm 2024 đã có 5.500 hộ gia đình đăng ký trồng mới cây mắc ca. Nâng tổng số hộ tham gia trồng cây mắc ca trên địa bàn lên gần 8.000 hộ, chiếm gần 50% dân số làm nông nghiệp. Do vậy, diện tích trồng mới năm 2024 đã đạt 3.300 ha, nâng tổng diện tích cây mắc ca trên địa bàn huyện lên hơn 6.000 ha và đưa Tuần Giáo trở thành huyện có diện tích cây mắc ca lớn nhất cả nước.

Với tầm nhìn chiến lược, huyện Tuần Giáo đã đặt mục tiêu đến hết năm 2025 toàn huyện sẽ có gần 10.000 ha cây mắc ca, trong đó có 8.000n ha của người dân trồng. Bình quân mỗi hộ dân sẽ sở hữu khoảng 100 cây mắc ca.

Đưa mắc ca Điện Biên trở thành thương hiệu uy tín

Chia sẻ về thế mạnh của cây mắc ca tại Ngày hội trồng cây mắc ca huyện Tuần Giáo năm 2024 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, khẳng định, mắc ca được ưa chuộng tại 22 quốc gia với dân số hơn 2,2 tỉ người. Đây là cơ hội to lớn cho việc phát triển ngành mắc ca tại Điện Biên, đặc biệt là tại huyện Tuần Giáo.

"Tuy nhiên, để đưa mắc ca Điện Biên trở thành thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế, cần xây dựng mô hình quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "mắc ca Điện Biên"" - ông Nguyễn Lân Hùng nói.

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín
Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường trồng mắc ca tại bản Cang, xã Quài Nưa

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, để biến cây mắc ca, cà phê và các loại cây trồng giá trị kinh tế cao thành hướng đi lâu dài, hiệu quả, huyện Tuần Giáo cần tập trung đầu tư phát triển ngành nông, lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng vào các cây chiến lược như cây mắc ca.

Để phát triển bền vững cần áp dụng mô hình liên kết sản xuất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời, gắn với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng.

"Ngoài ra, cần khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm mắc ca Điện Biên, tìm kiếm đầu ra ổn định cho người dân" - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhấn mạnh.

Từ khi cây mắc ca bén rễ ở đất Tuần Giáo cho năng suất, chất lượng tốt đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và hứa hẹn trở thành cây làm giàu của đồng bào vùng cao nơi đây, huyện Tuần Giáo đã kiên trì với mục tiêu mở rộng diện tích.

Mắc ca là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, có tiềm năng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao. Cây có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa lớn, vừa có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trưởng sinh thái.

Do mắc ca là cây trồng lâu năm, thời gian trên 3 năm mới bắt đầu cho quả và trên 5 năm mới đạt năng suất cao, huyện Tuần Giáo vừa tăng cường niềm tin trong nhân dân từ việc triển khai các mô hình kinh tế khác, phục hồi và nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây hiện có, đặc biệt là cây ăn quả, vừa tìm hướng đi bền vững cho mắc ca.

Để người dân tin tưởng vào việc trồng cây mắc ca, huyện Tuần Giáo đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị quả mắc ca, cam kết bao tiêu sản phẩm. Trước đó, huyện Tuần Giáo ký biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Tập đoàn TH liên quan đến trồng mắc ca. Cụ thể, địa phương cam kết tạo mọi điều kiện theo quy định để Tập đoàn TH và các đơn vị thành viên triển khai thực hiện dự án trồng mắc ca trên địa bàn. Ðổi lại, Tập đoàn TH cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm quả mắc ca trong các dự án đó trong 50 năm, với đơn giá theo giá thị trường Australia.

Có thể thấy, huyện Tuần Giáo đang đi đúng hướng trong việc đưa cây mắc ca trở thành cây trồng công nghiệp chủ lực của địa phương theo mô hình chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất cây giống, trồng đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự ủng hộ, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Điện Biên, đó còn là quyết tâm, sự dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo huyện, sự tin tưởng, ủng hộ và đồng thuận của người dân, cam kết lâu dài của doanh nghiệp lớn.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động