Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Chiều 23/5, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Đoàn công tác Hàn Quốc tổ chức hội thảo Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc.
Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’ Cơ hội lớn để doanh nghiệp logistics tìm lại đơn hàng, phục hồi kinh doanh Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để vươn xa

Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hong Sung Ki - Giám đốc điều hành Cảng Pyeongteak – thông tin, trong thời gian qua, lãnh đạo cấp cao cũng như các tỉnh/thành phố của Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Hàn Quốc. Trong các chuyến thăm và làm việc này, Chủ tịch tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đã tiếp đón, trao đổi nhằm thúc đẩy giao thương, thương mại đối tác giữa 2 bên.

Kết nối doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc
Kết nối doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Đến nay, Việt Nam đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc. Do đó, việc tổ chức Hội thảo kết nối kinh doanh của doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc, ông Hong Sung Ki kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển logistics giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc xứng tầm với mối quan hệ Đối tác chiến lược của hai nước.

“Tại sự kiện này, chúng tôi sẽ giới thiệu cảng Pyeongteak với các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi mong rằng, sự kiện lần này sẽ không chỉ đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp logistics 2 nước, mà còn giữa tỉnh Gyeonggi với các tỉnh của Việt Nam và lớn hơn nữa đó là sự phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc”, ông Hong Sung Ki thông tin.

Về phía Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - cho hay, trong hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là kinh tế, thương mại có sự phát triển nhanh chóng. Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam đóng góp hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, Hanwha, Doosan, Posco, SK,... đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương Việt Nam, từng bước giúp cho Việt Nam tham gia sâu hơn và rộng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu... Hàn Quốc cũng là một trong số ít quốc gia tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Việt Nam. Đây là những cơ chế giúp Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát triển vững chắc, hợp tác bền vững.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại sự kiện
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại sự kiện

Cùng với đó, hai nước phấn đấu nhằm sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030, cùng giải quyết vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây theo mùa vụ vào thị trường Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, trong đó ưu tiên lĩnh vực dịch vụ logistics, công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng,..., hướng tới tăng nhanh hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa và nâng cao phần giá trị gia tăng của Việt Nam, bảo đảm hài hòa hơn nữa lợi ích của hai bên trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Để có thể phấn đấu đạt được kết quả nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics hai nước đã góp phần chia sẻ cùng các hiệp hội ngành hàng khác tìm ra các giải pháp để tối ưu hóa hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian; kiến nghị với Chính phủ hai nước những vấn đề mang tính chiến lược, góp phần duy trì và ổn định chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp mỗi nước trong khu vực.

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam. Tại nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác logistics với Hàn Quốc.

Cụ thể, tăng cường hợp tác với các đối tác Hàn Quốc, mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN; Đầu tư mở rộng hạ tầng logistics kết nối các cảng biển của Việt Nam với Hàn Quốc; Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, khai thác, sử dụng các trung tâm logistics ở hai nước; Phối hợp với Hàn Quốc rà soát, hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi hóa cho hàng hóa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc; Thúc đẩy giao thương, xúc tiến thương mại, nâng cao lưu lượng hàng hóa từ Hàn Quốc vận chuyển qua Việt Nam và ngược lại; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết giữa các Hiệp hội logistics của hai nước, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành logistics.

Mặc dù đã có sự phát triển đáng ghi nhận trong thời gian qua, ngành logistics của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, chưa xứng tầm với tiềm năng quan hệ phát triển của hai nước.

“Chúng tôi mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực logistics để góp phần thúc đẩy nền kinh tế hai nước cùng phát triển, quan hệ hữu nghị giữa hai nước càng bền chặt. Đồng thời, tin tưởng rằng Hội thảo lần này sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, kết nối kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội mới trong tương lai", ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, đánh giá hiện trạng, các khó khăn, vướng mắc và cùng tìm ra các giải pháp nhằm hợp tác phát triển dịch vụ logistics thành một ngành đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu của mỗi nước. Thảo luận xu hướng phát triển của ngành, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội với ngành dịch vụ logistics của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc. Phối hợp đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, chia sẻ những bài học kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp dịch vụ logistics phát triển để các doanh nghiệp khởi nghiệp học tập kinh nghiệm. Đồng thời, tăng cường phối hợp xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp logistics hai nước Việt Nam - Hàn Quốc giao lưu, tiếp cận với đại diện các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề Hội thảo, ông Ngô Khắc Lễ - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) – đánh giá, hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có mối quan hệ rất chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam. Các phương tiện vận chuyển đang phát triển rất tốt, chất lượng dịch vụ logistics 2 nước được nâng lên, đây là cơ sở cho phát triển thương mại giữa 2 nước.

“Vận tải, kho tàng, logistics phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu được đồng bộ. Tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng tăng, việc này được thể hiện qua số liệu vận tải của doanh nghiệp logistics của Việt Nam và Hàn Quốc. Việc kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc sẽ không chỉ giúp mở rộng thị trường hàng hóa 2 nước mà còn giúp đưa hàng hóa Việt Nam vươn ra thế giới”, ông Ngô Khắc Lễ cho biết.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia

Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia

Đến nay, sản phẩm của Công ty Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, lũy kế giá trị xuất khẩu đạt hàng triệu USD.
Chất lượng, minh bạch thông tin “chìa khóa” để nông sản Việt vào thị trường EU

Chất lượng, minh bạch thông tin “chìa khóa” để nông sản Việt vào thị trường EU

Thị trường EU đặc biệt quan tâm đến nhóm ruồi đục quả trên sản phẩm rau quả. Với sản phẩm hạt điều, cà phê... yêu cầu hàng phải đạt tiêu chuẩn tương đương EU.
Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt khoảng 27,85 triệu bao

Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt khoảng 27,85 triệu bao

Sản lượng Robusta niên vụ 2024-2025 đạt 27,85 triệu bao, dự báo thấp hơn so với mức 28 triệu bao niên vụ trước, sản lượng Arabica sẽ tăng lên 1,15 triệu bao.
5 tháng: Điểm tên 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

5 tháng: Điểm tên 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương và Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang là 6 tỉnh/thành thu về kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 5 tháng.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đón nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đón nhận những tín hiệu tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 5 tháng qua.
Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong

Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong

Dự báo, xuất khẩu cá ngừ thu về 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, những bất cập về vấn đề nguyên liệu đang khiến doanh nghiệp khó ngoài và vướng trong.
5 tháng, giá gạo xuất khẩu tăng 20,5%

5 tháng, giá gạo xuất khẩu tăng 20,5%

Bình quân trong 5 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu đạt 638 USD/tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mì ăn liền Việt Nam đã chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU).
Chi tiết Dự thảo Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Chi tiết Dự thảo Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Xuất khẩu cà phê, hồ tiêu nghi bị

Xuất khẩu cà phê, hồ tiêu nghi bị 'rút ruột': Hai bên sẽ cùng ngồi lại để trao đổi

Liên quan doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, cà phê phản ánh có hiện tượng bị 'rút ruột', dự kiến sáng 13/6/2024, hai bên sẽ có buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi.
‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

Chi phí vận chuyển container tăng gần như thẳng đứng, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại tiến độ giao hàng cũng như thu hẹp biên lợi nhuận.
Nhập khẩu than của Việt Nam tăng 60% về lượng

Nhập khẩu than của Việt Nam tăng 60% về lượng

5 tháng đầu năm, nhập khẩu than các loại đạt hơn 27 triệu tấn, trị giá hơn 3,46 tỷ USD, tăng mạnh 60% về lượng, tăng 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023
Tân Cảng Sài Gòn nói gì về nghi vấn hàng xuất khẩu bị

Tân Cảng Sài Gòn nói gì về nghi vấn hàng xuất khẩu bị 'rút ruột'?

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có phản hồi Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam về nghi vấn thiếu hụt hàng hóa (cà phê, hồ tiêu) xuất khẩu từ cảng này.
Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm 16% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này, sau Thái Lan.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng 4,3% về lượng so cùng kỳ

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng 4,3% về lượng so cùng kỳ

5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 721.920 tấn phân bón với trị giá hơn 293 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu ớt thu về hơn 16 triệu USD, tăng 36,5 %

Xuất khẩu ớt thu về hơn 16 triệu USD, tăng 36,5 %

5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 6.511 tấn ớt và thu về hơn 16 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng mạnh 36,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu, VPSA gửi kiến nghị lên Cục Hàng hải Việt Nam

Thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu, VPSA gửi kiến nghị lên Cục Hàng hải Việt Nam

VPSA vừa gửi kiến nghị Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu tại cảng Cát Lái.
Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc đã soán ngôi vị của Hoa Kỳ và trở thành nhà nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng.
Dự báo 6 tháng, xuất khẩu thủy sản thu về 4,4 tỷ USD

Dự báo 6 tháng, xuất khẩu thủy sản thu về 4,4 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2024 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu tuần từ 3/6-9/6: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%; cà phê thu về 2,9 tỷ USD

Xuất khẩu tuần từ 3/6-9/6: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%; cà phê thu về 2,9 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%; xuất khẩu cà phê thu về 2,9 tỷ USD... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 3/6-9/6.
Việt Nam xuất khẩu 951 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 951 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Tháng 5/2024, Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi chính của Việt Nam khi chiếm đến 61% sản lượng xuất khẩu với 951 tấn.
5 tháng thu về 6,1 tỷ USD nhưng ngành này vẫn gặp khó

5 tháng thu về 6,1 tỷ USD nhưng ngành này vẫn gặp khó

Mặc dù 5 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 6,1 tỷ USD, tuy nhiên, bức tranh chung của ngành được nhận định vẫn còn chưa sáng.
4 tháng: Xuất khẩu thịt ếch đông lạnh tăng 220,4% về lượng

4 tháng: Xuất khẩu thịt ếch đông lạnh tăng 220,4% về lượng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt ếch đông lạnh cũng tăng 220,4% về lượng và tăng 179,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may - cần thiết lập chiến lược

Xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may - cần thiết lập chiến lược

Xanh hóa chuỗi sản xuất đang dần trở thành quy định bắt buộc, đòi hỏi các nhà cung ứng hàng dệt may, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đáp ứng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động